Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Những điều cần biết khi cúng cô hồn tháng 7 Âm lịch để không rước vong vào nhà theo quan niệm dân gian

Cúng cô hồn có nên cúng cỗ mặn không? Thời điểm cúng cô hồn thực hiện trước hay sau khi cúng ông bà tổ tiên? Dưới đây là những lưu ý cần thiết cho những gia đình chuẩn bị sắp lễ cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7, theo quan niệm dân gian.

Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Việc cúng Rằm tháng 7 tại nhà nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

Ảnh minh hoạ.

Mâm cúng chúng sinh gồm những gì?

Lễ cúng chúng sinh (cô hồn) thường được làm vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 (âm lịch). Theo quan niệm, đây là thời gian những linh hồn được “thả cửa” trên đường trở về địa ngục.

Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:

- Muối gạo

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)

- Hoa quả (5 loại 5 mầu)

- 12 cục đường thẻ

- Quần áo chúng sinh (đủ các loại màu xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…

- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo

- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)

- Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ…

- Cá, tôm, cua… để phóng sinh sau khi cúng. Tuy nhiên, việc này tuỳ vào điều kiện của mỗi gia đình. Việc phóng sinh cũng không phải việc bắt buộc làm trong ngày cúng cô hồn, việc làm này có thể thực hiện quanh năm. Phóng sinh là làm phước cho những loài vật, giúp chúng có cơ hội được sống. Khi phóng sinh, thành tâm cầu phước cho các loài vật, suy nghĩ vô tư, trong sáng.

Khi cúng cô hồn cần lưu ý những điều gì?

- Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà

- Bày đồ cúng trên mâm phải rải xung quang đủ 4 phương, 8 hướng, mỗi hướng thắp 3 - 5 -7 nén hương.

- Sau khi cúng xong, gạo và muốn được vãi ra sân, cổng, vỉa hè về 4 phương 8 hướng.

- Đốt vàng mã phải đốt cháy hết. Tránh để trình trạng cháy dở.

- Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7.

- Không cúng cỗ mặn như xôi, gà…

- Không nên ăn đồ cúng cô hồn. Không nên mang vào nhà.

- Trước khi dọn đồ ra cúng, nếu gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật đồ cúng từ trên tay thì ngay lập tức nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo dân gian, nếu giật lại, hậu quả nhận được là điều tệ hại.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, cúng cô hồn là tập tục được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các gia đình nên coi như đây là dịp cúng bái tưởng nhớ đến tổ tiên, tích cực làm việc thiện chứ không nên sa đà, hoang phí đốt vàng mã, mâm cao cỗ đầy.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Anh Đỗ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui mê tít chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc