Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Những chiêu trò câu like và cái giá trên mạng ảo

Bịa chuyện, gây hoang mang dư luận là cách được nhiều bạn trẻ dùng mạng xã hội sử dụng để gây chú ý, nhằm phục vụ mục đích cá nhân.

Công nghệ ngày càng phát triển, chỉ cần một click chuột, bạn trẻ có thể hòa theo dòng chảy của toàn thế giới. Cũng từ đó, nhiều cá nhân bị cuốn vào thế giới hào nhoáng không có thật.

Chiêu trò khó lường

“Sống ảo” không phải là vấn đề xa lạ với mạng xã hội Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều cá nhân không ngần ngại áp dụng những chiêu trò tinh vi, ma mãnh hơn.

Nhiều ngày qua, câu chuyện về một cô gái tên M.C.(bán hàng online) tố cáo cầu thủ Mạc Hồng Quân vay 15 triệu không trả, đồng thời nói xấu và phủ nhận đứa con trong bụng bạn gái cũ là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Sau thời gian ngắn đăng tải, bài viết của cô gái M.C. thu hút 14.000 thích (like) cùng 2.400 lượt chia sẻ.

Về phía Mạc Hồng Quân, anh xác nhận câu chuyện này hoàn toàn không có thật. Nam cầu thủ tỏ thái độ tức giận và khẳng định sẽ nhờ cơ quan chức năng làm sáng tỏ việc này.

Câu chuyện của M.C thu hút sự qua tam rất lớn từ mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình.

Đây không phải lần đầu tiên những cô gái bán hàng online sử dụng chiêu trò để câu like từ mạng xã hội. Trước đó, một cô gái tên T. mang cả hình ảnh cháu gái đưa lên mạng, bịa chuyện nuôi con của tử tù đang chuẩn bị thi hành án, lấy đi nước mắt của hàng nghìn người. Khi được công an mời về trụ sở Công an làm việc, T. cho biết, cô bịa đặt hoàn toàn câu chuyện nhặt được con của tử tù chỉ với mục đích cho vui.

Không chỉ là lời nói đùa trên mạng xã hội, nhiều cá nhân dựa vào lòng trắc ẩn của mọi người, tự vẽ ra những câu chuyện không có thật khiến dư luận hoang mang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc của nhiều người.

Đầu năm 2016, một cô gái tên N. cũng tự bịa chuyện người đàn bà thôi miên, bắt cóc trẻ em khiến nhiều hoảng sợ. Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức vào cuộc điều tra, nhóm phụ nữ này là người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, đi bán dạo thuốc nam, rễ cây. Thông tin từ mạng xã hội là hoàn toàn sai lệch.

Một trong những hệ lụy đáng lưu tâm là sau khi bị mọi người lên án về chiêu trò quá lố, một vài cá nhân lại thể hiện hành vi sai lệch khi sử dụng mạng xã hội bằng thái độ thách thức, ngôn từ xấc xược.

Nhiều câu hỏi được dân mạng đặt ra, phải chăng ý thức của giới trẻ Việt chưa tốt hay công tác quản lý mạng xã hội còn chưa được chặt chẽ?

“Giới trẻ đặt cược cả cuộc đời mình cho sự nổi tiếng?”

Tơ Nguyễn (thành viên nhóm hài DAMtv) cho rằng mạng xã hội Việt rất hỗn loạn. Lượt like (thích), theo dõi ảo là cách để nhiều bạn trẻ thể hiện đẳng cấp của mình.

“Ngoài ra mạng xã hội cũng là cần câu cơm của nhiều người, để hút khách trong một thời gian ngắn, những ông chủ, bà chủ online đã tự vẽ ra những câu chuyện không có thực để PR cho chính mình mà không lường trước hậu quả” - 9X nói thêm.

Để chấm dứt tình trạng sống ảo, vlogger Phở đặc biệt (tên thật Tô Bửu Phát) cho rằng: “Cần có chương trình, người định hướng, nâng cao ý thức cho người sử dụng mạng”.

Cô gái mang cháu ruột bịa chuyện đó là con tử tù đang chuẩn bị thi hành án để câu like. Ảnh: FBNV.

Cô gái mang cháu ruột bịa chuyện đó là con tử tù đang chuẩn bị thi hành án
để câu like. Ảnh: FBNV.

“Chẳng cần thiết tha đến cảm xúc hay sự phản ứng của người khác dù cho đó là người thân, người ta yêu thương, ruột thịt hoặc thậm chí là người chung sống miễn sao được nhận diện, chửi mặt, mắng tên cũng cam lòng.Trước việc bạn trẻ lạm dụng mạng xã hội để thực hiện các chiêu trò gây chú ý, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng, không ít bạn trẻ đặt cược cả cuộc đời mình cho sự nổi tiếng. Kẻ thù lớn nhất sẽ hủy hoại cả cuộc đời mình đó chính là sự ham hố của bản thân.

Đó là những hành động minh chứng cho sự thiếu tỉnh táo và thiếu lòng nhân ái. Sự tàn nhẫn ấy không chỉ với người thân mà cả những người có liên quan và đặc biệt là nhân phẩm của chính mình” - ông cho biết.

Tiến sĩ Tâm lý Vũ Thu Hương - giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội - cho rằng, giới trẻ hiện nay có quá ít sân chơi lành mạnh, điều này khiến họ mải mê chạy theo những giá trị ảo từ mạng xã hội.

“Nhà trường và gia đình cần đẩy mạnh cách quản lý và có những bài học về cư xử đúng mực trên mạng xã hội cho học sinh” - tiến sĩ cho hay.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất