Sắc màu Cuộc Sống

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19

Tùng Nguyễn
Chia sẻ

Sáng 21/1, chủ nhân các giải thưởng VinFuture đã có buổi giao lưu mang tên Talk Future với khán giả Việt xoay quanh những câu chuyện phía sau từng công trình được giải thưởng.

Sau lễ trao giải thưởng VinFuture tối 20/1 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), sáng 21/1, chủ nhân của các giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture đã có buổi giao lưu với các sinh viên Trường ĐH VinUni và khán giả Việt.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 1
Bà Lê Mai Lan, phó chủ tịch Tập đoàn VinGroup, chia sẻ tại buổi giao lưu.

Đây là tác giả của những công trình: Công nghệ gốc vaccine mRNA; vật liệu khung cơ kim (MOFS); vật liệu điện tử hữu cơ có tính năng như da người và công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS.

Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19

Tại chương trình ở phần chủ đề “Hy vọng”, khán giả đã được giao lưu cùng 3 chủ nhân của giải thưởng chính VinFuture trị giá 3 triệu USD. Những chủ nhân giải thưởng gồm: GS Katalin Kariko, GS Drew Weissman, GS Pieter Cullis với công nghệ gốc mRNA mở đường tạo ra các loại vắc xin ngừa Covid-19.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 2

Tại chương trình, Giáo sư Katalin Kariko, một thành viên trong bộ ba nhà khoa học đạt giải thưởng chính tại VinFture 2022 với công trình "Vaccine mRNA: Công nghệ đột phá để cứu sống con người", bước ra khiến cả hội trường trở nên sôi động.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, vaccine trở thành điều quan trọng nhất để bảo vệ mạng sống của người dân và nền kinh tế trên toàn thế giới.

Công trình vaccine mRNA được phát triển trong thời gian kỷ lục với mục tiêu bảo vệ con người. Theo đó, công nghệ sử dụng mRNA đã được sửa đổi, bao bọc trong các hạt nano lipid hiệu quả để ổn định và tăng hoạt tính của mRNA.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 3
Giáo sư Katalin Kariko.

“Tôi có mặt ở đây, ngày hôm nay là chuỗi ngày vượt qua những khó khăn căng thẳng, vượt qua những suy nghĩ tiêu cực.

Ước gì giờ những người đồng nghiệp của tôi trên thế giới cũng đứng trên bục này cùng với tôi, nhưng người một thập kỷ, thậm chí cả một thế kỷ để nghiên cứu. Hôm nay tôi chỉ là người thay mặt họ đứng ở đây. Khó khăn của tôi chẳng là bao nếu so với những đồng nghiệp ngoài kia", bà Kariko khiêm tốn chia sẻ.

Để tạo ra công trình nghiên cứu này, bà cùng các cộng sự đã vượt qua rất nhiều căng thẳng. Trong đó, mấu chốt để tạo nền điều kỳ diệu, để vượt qua nghịch cảnh vượt qua những suy nghĩ tiêu cực.

"Tôi làm những gì mình yêu, và yêu những thứ mình làm. Vì thế, tôi dành hết tâm trí và cảm xúc cho dự án. Với những điều này, từ ít có thể tạo ra nhiều, từ khó khăn có thể tạo ra đầy đủ. Và tất nhiên, nếu khó khăn quá thì tôi luôn có những đồng đội hỗ trợ, sát cánh với mình", bà chia sẻ.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 4
Chủ nhân của các giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture cùng bà Lê Mai Lan, phó chủ tịch Tập đoàn VinGroup tại chương trình.

Ước mơ mang đến những điều tốt đẹp đã thôi thúc bà và hai nhà khoa học Drew Weissman và Pieter Cullis tạo ra vaccine mRNA, được ví như tấm lá chắn trước Covid-19, bảo vệ mạng sống hàng tỷ người trên hành tinh.

“Khi làm là phải yêu, khi yêu thì chúng ta mới làm hết cả tâm trí”, GS Katalin Kariko chia sẻ với các nhà khoa học trẻ. Bà cũng cho rằng đừng nên lo lắng chúng ta có đang đi, đang làm một mình hay không mà phải luôn nghĩ rằng sẽ có người khác hỗ trợ chúng ta.

"Không phải lo lắng về sự thiếu thốn, mà phải suy nghĩ từ thiếu thốn thì chúng ta có thể làm nên thành công. Chẳng hạn như, nếu thiếu thốn bạn có thể tìm một "ông chồng" hỗ trợ mà. Ai cũng vậy, có thể là chồng, là bạn, là đồng nghiệp giúp ta vượt qua khó khăn. Làm, làm nữa, và làm tiếp nhiều hơn", GS Katalin Kariko chia sẻ.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture và tấm “lá chắn” trước đại dịch Covid-19

Sau những chia sẻ của GS Katalin Kariko, hai chủ nhân còn lại của giải thưởng chính VinFuture cũng lên chương trình giao lưu với khán giả.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 5
GS Katalin Kariko, GS Drew Weissman, GS Pieter Cullis với công nghệ gốc mRNA mở đường tạo ra các loại vắc xin ngừa Covid-19.

Chia sẻ về phía sau thành công hôm nay, GS Katalin Kariko cho biết, bà đã miệt mài theo đuổi mRNA từ những năm 1989.

Trước dịch bệnh Covid-19 trở về 40 năm trước, không ai biết đến tên tuổi của bà, không có bất kỳ giải thưởng nào.

“Trước đó tôi chưa bao giờ hình dung mình sẽ được nhận những giải thưởng, tôi tạo ra mRNA không phải vì mong muốn mọi người biết đến tôi. Nhận giải thưởng này, tôi rất tự hào”, GS. Katalin Kariko chia sẻ tại chương trình.

Về cuộc gặp gỡ giữa 3 người để tạo nên “nền móng” cho vaccine Covid-19, GS Drew Weissman bật mí, việc gặp gỡ GS. Katalin Kariko là bắt đầu từ việc họ dùng chung máy photocopy.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 6
Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 7
GS Drew Weissman tại chương trình vào sáng 21/1.

Ông nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và muốn tạo ra vaccine, còn bà Katalin chuyên nghiên cứu về mRNA thông tin. Từ đây, họ trao đổi, hợp tác với nhau để ứng dụng công nghệ mRNA trong điều chế vaccine.

Ông Weissman chia sẻ, khi bắt đầu cộng tác với nhau, rất khó khăn vì ko ai quan tâm đến mRNA, ít người chung chí hướng, không ai tin tưởng, không ai tài trợ. Nhưng 3 người vẫn kiên trì, bền bỉ. Sau một thời gian, họ đã nhận được sự tin tưởng, tài trợ.

Những bộ óc thiên tài của giải thưởng VinFuture: Vén màn phía sau công trình tạo nên vaccine Covid-19 Ảnh 8
GS. Pieter Cullis, người sở hữu công nghệ nano lipid góp phần tạo nên "nền móng" cho sự phát triển của vaccine phòng ngừa Covid-19.

Tuy nhiên, việc đưa mRNA vào cơ thể phải qua một phương tiện nào đó, vì nếu không sẽ bị phân hủy rất nhanh. Chính vì vậy, hai giáo sư Weissman và Kariko đã thử nghiệm 40 hợp chất khác nhau và chỉ thành công khi sử dụng công nghệ nano lipid của của GS. Pieter Cullis.

Thành viên thứ 3 trong số các chủ nhân của giải thưởng là GS. Cullis. Ông cho biết từ khoa học cơ bản đến với ứng dụng thực tế là điều không dễ dàng, không phải ai cũng thành công. Nhưng cả ba đã thành công với công trình công nghệ gốc vắc xin mRNA.

"Tôi đã khởi nghiệp nhiều công ty và không phải công ty nào cũng thành công. Từ những ý tưởng nghiên cứu khoa học ra thực tế rất khó khăn, nhiều khi có sản phẩm khoa học nhưng người triển khai nhân rộng lại cho rằng chỉ hiệu quả trong phòng thí nghiệm chứ không thể nhân rộng sản xuất", ông chia sẻ.

Chia sẻ

Bài viết

Tùng Nguyễn

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất