Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời cuộc

Nhiều trang tin điện tử có dấu hiệu lừa đảo

Theo Tuổi Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội chủ động rà soát toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ của mình, chấm dứt những hành vi vi phạm.

Đó là yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông trong văn bản vừa được ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử gửi đến các đơn vị có liên quan.

Bộ yêu cầu các Sở Thông tin và Truyền thông có thể thiết lập, công bố công khai đường dây nóng, địa chỉ email để tiếp nhận phản ánh về những biểu hiện sai phạm của các trang tin, trang mạng xã hội trên địa bàn.

Ngoài ra, các Sở thông tin và Truyền thông địa phương cần phải có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin thường xuyên với doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn, nhắc nhở để chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết sẽ chủ trì phối hợp với các Sở địa phương cũng như cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thời gian gần đây, đơn vị này phát hiện nhiều tồn tại trong hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội. Cụ thể, hiện có nhiều trang thông tin điện tử tổng hợp trích dẫn lại từ các cơ quan báo chí nhưng không tuân thủ các quy định về bản quyền, tự ý trích dẫn các tin, bài không xin phép, thay đổi tiêu đề bài viết, cắt xén nội dung, hình ảnh trong bài viết.

Một số trang thông tin điện tử còn tự ý sản xuất tin bài như các cơ quan báo chí, không tuân thủ các quy định về nguồn tin; nội dung thông tin tổng hợp quá rộng, không phù hợp với quy định tại giấy phép.

(Ảnh tư liệu)

(Ảnh minh họa)

Cũng theo cơ quan quản lý, có nhiều trang thông tin điện tử cho đặt công cụ quảng cáo tự động mà không kiềm duyệt trước nội dung quảng cáo nên để xảy ra những sai phạm trong quảng cáo sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng, trò chơi điện tử chưa được phép phát hành, những dịch vụ, sản phẩm bị cấm kinh doanh, cung cấp tại Việt Nam…

Đáng chú ý, nhiều trang thông tin điện tử có dấu hiệu lừa đảo khi thông báo cho người sử dụng trúng thưởng rồi yêu cầu nộp tiền để được nhận giải thưởng.

Để tăng độ tin cậy, ở cuối trang tin còn ghi giả mạo số giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các thông tin có dấu hiệu giả mạo các Bộ, ngành khác.

Về phía mạng xã hội, cơ quan chức năng xác định một số trang mạng xã hội cho phép người sử dụng đăng tải chia sẻ, bình luận các thông tin có nội dung sai sự thật, đăng tải nội dung, hình ảnh phản cảm, không phụ hợp với thuần phong mỹ tục.

Có những trang mạng xã hội cho phép người sử dụng tổ chức các nhóm chia sẻ hình ảnh trực tiếp (live stream) dễ bị lợi dụng cho các mục đích xấu như khiêu dâm, kích động biểu tình, bạo động. 

Không những vậy, hiện nay còn có việc một số trang mạng xã hội vẫn cung cấp thông tin tổng hợp trên cùng một tên miền, tự ý cho đăng nhiều bài viết có nội dung, hình thức trình bày như báo điện tử, không đúng với bản chất là dịch vụ mạng xã hội (thông tin trao đổi, chia sẻ của cá nhân).

Bên cạnh đó, hiện có nhiều trang mạng xã hội, thông tin điện tử tổng hợp hoạt động không có giấy phép hoặc không thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép theo quy định. Các trang thông tin tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp giấy phép không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm theo quy định.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Tuổi Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc