Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nhật ký chi tiêu của một gia đình đi ô tô, có tháng lên tới 47 triệu gây tranh cãi

Riêng tiền điện thoại một tháng cũng đã ngót 2 triệu, chưa kể nếu tháng nào đi du lịch phải mất thêm 20 triệu nữa..

Một bản nhật ký chi tiêu hàng tháng của một gia đình 2 con hiện đang gây sự chú ý bất ngờ từ phía cộng đồng mạng. Có người phản đối một số khoản chi vì cho rằng hơi vô lý vừa chưa được tiết kiệm nhưng một số khác lại tỏ ra khá đồng tình và coi đó là chuyện bình thường của nhà người ta.

nhat-ky-chi-tieu-cua-mot-gia-dinh-di-o-to-co-thang-len-toi-47-trieu-gay-tranh-cai-13-181108

Bảng chi tiêu được một bà mẹ chia sẻ trên mạng xã hội.

Theo đó, từng khoản chi chung cho gia đình được người vợ liệt kê khá đầy đủ và chi tiết và trừ riêng khoản tiêu cho cá nhân như làm đẹp và may mặc như sau:

Tiền học cho hai con: 3,9 triệu; 

Điện nước mùa hè:1,2 triệu

Tiền ăn cả tháng: 7,5 triệu

Tiền điện thoại: 1,9 triệu

Chi phí phát sinh: 2 triệu

Xăng ô tô: 2,4 triệu. 

Như vậy tổng chi một tháng cho cả gia đình là cố định 18,9 triệu đồng. Ngoài ra, có tháng gia đình còn bị dao động phát sinh thêm khoảng 5 triệu cho các loại quần áo cho con, du lịch gần gần; nếu du lịch xa thì có thể tăng đến 20 triệu. Nhân vật cho biết, tháng 3 vừa rồi, do tiền du lịch phát sinh nên cả nhà đã tiêu tốn đến 47 triệu đồng.

Sau khi chia sẻ, bảng chi tiêu của gia đình đã nhận được nhiều ý kiến bình luận từ phía cư dân mạng. Đáng chú ý có một số người cho rằng người này đang cố tình khoe bảng chi tiêu chứ không đơn giản chỉ là tâm sự chuyện tài chính của gia đình. Tài khoản N.N cho hay: “Lương em ngày trước 5 triệu nhà đi thuê mà vẫn ăn chơi được. Có sao đâu, với tiền card điện thoại nhà chị 1,9 triệu đồng. Riêng em không nhu cầu gọi điện nhiều, bạn bè toàn facebook. Có tháng chắc cả đăng ký 3G hết 100k…”

Một số tài khoản bày tỏ những bất đồng trong cách chi tiền điện thoại và ma chay cúng giỗ là không hợp lý.

Một số tài khoản bày tỏ những bất đồng trong cách chi tiền điện thoại và ma chay cúng giỗ là không hợp lý.

nhat-ky-chi-tieu-cua-mot-gia-dinh-di-o-to-co-thang-len-toi-47-trieu-gay-tranh-cai-13-181112

Một ý kiến khác cho rằng tiền card điện thoại như vậy là hơi nhiều.

Câu chuyện mà nhân vật chia sẻ ở đây rất tiếc lại không có khoản thu của hai vợ chồng nên chắc chắn gây ra ý kiến trái chiều. Chủ nhân của khoản chi cũng đã giải thích rằng nhiều người chắc chắn sẽ thắc mắc khoản tiền điện thoại nhưng vì bản thân làm kinh doanh hàng hóa nhập Trung Quốc nên gọi sang bên đó là chính chứ còn gọi trong nước thì cũng chủ yếu dùng các phần mềm liên lạc miễn phí như mọi người thôi.

nhat-ky-chi-tieu-cua-mot-gia-dinh-di-o-to-co-thang-len-toi-47-trieu-gay-tranh-cai-13-181114

Một số bà mẹ thậm chí còn công khai cả mức chi tiêu của gia đình mình để tiện so sánh.

Tuy rằng có nhiều người phản đối nhưng một số khác dù không ủng hộ nhưng vẫn cho rằng việc chi tiêu là tùy mỗi gia đình và “mỗi nhà mỗi cảnh”, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít chứ không nhất thiết phải chạy theo một con số ố định. Bạn H.T chia sẻ: “Hàng xóm nhà mình một mẹ hai con trông chờ vào tiền lương công nhân vẫn nuôi được 2 con ăn học đàng hoàng. Sếp của chồng mình chi tiêu cho gia đình 2 vợ chồng, 2 con nhỏ, một mẹ già, một giúp việc mỗi tháng không dưới 100 triệu. Nói chung thu nhập bao nhiêu thì chi tiêu vậy, liệu cơm gắp mắm. Có tiền thì ăn đồ nhập khẩu, học trường quốc tế, cuối tuần đi nhà hàng, bar sàn. Không có tiền thì cơm rau muống, ăn xong đi ngủ lấy sức mai cày tiếp”.

Chi tiêu như thế nào là tùy ở hoàn cảnh của mỗi gia đình chứ không nhất thiết phải bó hẹp mình giống như người khác.

Chi tiêu như thế nào là tùy ở hoàn cảnh của mỗi gia đình chứ không nhất thiết phải bó hẹp mình giống như người khác.

Thậm chí có bạn còn vô tư nói: “Nhà tớ lương có 4 triệu/tháng thôi nên lương 10 triệu cũng chưa tưởng tượng được mình sẽ tiêu kiểu gì. Điều này đủ để thấy rằng có như thế nào rồi thì cuối cùng người ta cũng vẫn phải quen với cuộc sống của mình mà thôi.

Thêm một ý kiến nữa về việc "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh".

Thêm một ý kiến nữa về việc “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Các cô gái chưa chồng đi làm có thể lương tháng nào tiêu hết tháng ấy vẫn cảm thấy cuộc đời nở hoa, nhưng với các bà mẹ bỉm sữa, mà nhất là các gia đình ở quê lên thành phố lập nghiệp thì một tháng không tiết kiệm nổi vài triệu thì lại thấy cuộc sống bế tắc vô cùng. Do vậy, chi tiêu vẫn là bài toán khó yêu cầu các cặp vợ chồng không ngừng phải tìm ra lời giải tối ưu nhất để làm sao mọi thứ trở nên hợp lý và dễ thở nhất.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất