Chú chim non không may bị rơi khỏi tổ của mình, trên người vẫn còn dính vài mảnh vỏ trứng và lớp màng đã khô. Bé nhỏ là vậy, nhưng kỳ diệu thay, bị rớt ra ngoài nhưng chú vẫn sống sót khỏe mạnh. Vị bác sĩ khi đó đã vô tình nhìn thấy và mang chú về nhà chăm sóc.
“Dumpling” là cái tên mà vị bác sĩ đáng mến đặt tên cho chú chim và cũng mặc định luôn Dumpling là một “cô gái”. Được chăm sóc trong lồng ấp với nhiệt độ và độ ẩm được điều chỉnh, Dumpling không những nhanh chóng khỏe mạnh và còn phát triển khá nhanh. Cứ khoảng 30 đến 45 phút là nàng lại “quang quác” vòi “mẹ” cho ăn. Món ăn ưa thích của Dumpling là sâu bột, sâu sữa, dế…
Ngày thứ 5 kể từ khi nàng được bác sĩ nhận nuôi, Dumpling đã có thể ngồi nhiều hơn bằng cách tựa bằng ngực với hai chân giấu ở phía dưới cơ thể mình. Đôi mắt hé mở từng chút một, nàng đã thực sự ra dáng một con chim.
Ngày thứ 8, khi các màng bọc lông của Dumpling biến mất. Có lẽ nàng đã trở thành một chú chim thực sự. Nàng ăn được nhiều hơn, mỗi lần, nàng ăn được tận 3 con dế lớn và có khi thêm cả ấu trùng sâu.
Sang đến ngày thứ 9, Dumpling mang trên mình hình ảnh cáu khỉnh, đáng yêu với những búi lông tơ lù xù. Nàng không cần ở trong lồng ấp nữa bởi những búi lông lù xù đó sẽ giúp nàng điều chỉnh thân nhiệt.
Ngày thứ 10, Dumpling được “mẹ” sắm cho một ngôi nhà mới với những sợi giấy nhỏ để nàng khám phá. Nàng có vẻ thích thú với những thứ này mặc dù vẫn mang bộ mặt cáu kỉnh đó.
Ngày thứ 13: Gần 2 tuần sau khi nở và bây giờ nàng đã đậu vắt vẻo! Sức mạnh và khả năng thăng bằng đã cải thiện rõ. Chân thẳng hơn, tư thế đậu tốt hơn. Tư thế “nâng khuỷu chân” này là đặc trưng của những chú chim biết hót khi được 14 ngày tuổi. Như vậy, Dumpling đang theo kịp tiến trình.
“Ngày thứ 7: Đây là nàng chim của chúng ta, trong một chiếc lồng lớn hơn. Chúng tôi cho vào những nhánh cây xanh mới cắt để nàng tha hồ chuyền cành, khám phá mọi kẽ lá, cành non như thể đang ở ngoài thiên nhiên. Lúc này đây nàng đang bay nhảy trong lồng như một chú chim thành thục.”
Ngày thứ 23, Dumpling thực sự đã trưởng thành, khoác trên mình bộ lông vũ đáng yêu. Vị bác sĩ thú y cho rằng cô có thể là giống chim sẻ mào trắng hoặc giống chim se sẻ Bắc Mỹ. Và ông hy vọng nàng sẽ có thể kịp trưởng thành để kịp chuyến đi về phương Nam vào mùa đông.
Ngày thứ 36, là ngày vị bác sĩ quyết định rời xa Dumpling, để cho nàng quay trở về với thiên nhiên hoang dã. Nàng được bác sĩ đưa đến khu bảo tồn thiên nhiên, cách nơi Dumpling ra đời khoảng một dặm và thả nàng ở đó. Nàng nhảy nhót từ cành cây này sang cành cây khác, thích thú khám phá thế giới tự nhiên.
36 ngày ngắn ngủi, từ một chú chim không may bị rớt khỏi tổ, Dumpling may mắn được cứu sống và trở thành một nàng chim xinh đẹp. Nhật ký 36 ngày sống sót kỳ diệu của Dumpling như một hạt giống cho tâm tồn những người đọc. Để thấy rằng mỗi việc làm tốt đẹp của chúng ta có thể không thay đổi được thế giới nhưng lại thay đổi cả thế giới của một sinh linh khác.