Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày mai

Nguyệt thực bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại khoảng 16h và kết thúc vào lúc 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội).

NASA mới đây đã đưa ra dự báo: sự kiện nguyệt thực một phần của mặt trăng Micro Beaver sẽ diễn ra trong tổng thời gian khoảng 3 tiếng 28 phút rạng sáng ngày 19/11, tính theo múi giờ tại New York -  hiện tượng nguyệt thực một phần dài nhất trong thế kỷ.

Đây là lần nguyệt thực thứ 2 và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021. Đây cũng là lần nguyệt thực dài nhất trong vòng 580 năm trở lại đây. Tổng thời gian diễn ra hiện tượng này là khoảng 3 tiếng 28 phút, dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.

Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào ngày mai Ảnh 1
Mặt trăng có màu đỏ cam trong quá trình nguyệt thực.

Hiện tượng nguyệt thực một phần diễn ra khi Trái đất đi qua giữa Mặt trời và Mặt trăng, tạo thành bóng trên Mặt trăng. Nguyệt thực đạt cực đại vào khoảng 4h sáng ngày 19/11 giờ Mỹ (tức khoảng 15h cùng ngày, giờ Việt Nam) khi Trái đất che khuất 97% mặt trăng tròn khỏi ánh sáng Mặt trời, khiến Mặt trăng lúc đó có màu đỏ cam.

Sự kiện lần này có thể được chứng kiến từ Bắc Mỹ, Alaska, Tây Âu, Đông Úc, New Zealand và Nhật Bản. Dù giai đoạn đầu của nguyệt thực xảy ra trước khi mặt trăng mọc ở Đông Á, Úc và New Zealand, những địa điểm này vẫn có thể nhìn thấy nguyệt thực khi nó đạt cực đại. Ngược lại, người xem tại Nam Mỹ và Tây Âu sẽ chứng kiến mặt trăng lặn trước khi hiện tượng đạt đến đỉnh điểm.

Nguyệt thực bắt đầu diễn ra lúc 14h19, đạt cực đại khoảng 16h và kết thúc vào lúc 17h47 ngày 19/11 (giờ Hà Nội).

(Video mô tả chi tiết nguyệt thực sắp tới. Nguồn clip: Holcomb)

Với Việt Nam, phần lớn hiện tượng nguyệt thực diễn ra vào lúc trăng chưa mọc. Do vậy, dù là nguyệt thực dài nhất thế kỷ, người dân Việt Nam chỉ có thể quan sát một phần hiện tượng thiên nhiên này.

Tại Hà Nội, kể từ khi Mặt Trăng xuất hiện ở đường chân trời, người dân Thủ đô sẽ có khoảng 30 phút để quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần.

Với TP.HCM, do Mặt Trăng mọc khá muộn, gần với thời điểm nguyệt thực một phần kết thúc, người dân chỉ có khoảng 20 phút để quan sát nguyệt thực một phần.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Minh Hoàng

Được quan tâm

Tin mới nhất