Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nguy cơ cháy nổ ở TP HCM: ‘Cháy nhà chỉ có nước nhảy lầu mới thoát’

Trong những ngày vừa qua nhiều vụ cháy liên tiếp xảy ra đã gây thiệt hại về tính mạng và của cải của người dân. Những vụ cháy lớn đa phần xuất hiện ở khu trung tâm, chật hẹp và không an toàn.

Một đặc trưng của các khu dân cư, nhà trọ ở TP HCM là càng ở các khu vực trung tâm thì càng dễ tìm được những khu nhà chật hẹp khoảng từ 1,5- 2 mét vuông. Những dãy nhà như thế thường được xây san sát nhau và nằm trong những con hẻm chật hẹp, tạm bợ, đó cũng chính là nguyên nhân gây mất an toàn về phòng cháy chữa cháy.

Mới đây, một vụ cháy đã xảy ra vào 13h ngày 10/11 tại 11 ki ốt xây liền kề nhau dọc khu vực đường Bến Bình Đông, quận 8. Hàng chục người dân đã cùng tham gia chữa cháy nhưng do diện tích các ki ốt quá nhỏ lại chứa nhiều vật dụng dễ bắt lửa như vải, gỗ, ván ép …nên công tác chữa cháy hết sức khó khăn. Đáng nói hơn, vụ cháy đã làm 1 người phụ thiệt mạng do căn nhà bị khóa trái cửa, xung quanh toàn vật liệu dễ cháy và không có lối thoát.

chaynha (3)

Một những ngôi nhà chật hẹp tại khu Mã Làng, quận 1. Nhiều ngôi nhà thường xây thêm căn gác sơ sài từ gỗ vài ván ép để ngủ, khi có cháy từ dưới bốc lên thì chỉ có nước nhảy lầu để thoát.

chaynha (1)

Lối đi chật hẹp từng 3 tầng của một căn nhà tại đường Yesin (quận 1)- căn nhà nằm trong vụ cháy ngày 1/12.

Thêm một vụ cháy khác vừa xảy ra tại khu trung tâm thành phố khiến hàng chục ngôi nhà bị cháy rụi hoàn toàn. Vụ cháy xảy ra lúc 15h30, ngày 1/12 tại khu dân cư Yersin (quận 1) khiến hàng trăm người dân hoảng loạn tháo chạy. Nhiều người chỉ kịp thoát thân vì đám cháy lan rất nhanh.

Điều dễ thấy là nhiều ngôi nhà tại đây tuy diện tích chỉ từ 5-10 mét vuông nhưng lại xây đến 3 tầng, đa số dùng gỗ, ván ép và tôn để xây tạm bợ, lối đi lên, xuống của nhiều ngôi nhà khá dốc và chỉ đủ chui lọt một người. Mỗi tầng xây lên như vậy thường có từ 2- 3 thành viên ở, vậy nên khi vụ cháy xảy ra các thành viên chỉ kịp chạy để thoát thân khỏi căn gác qua lối đi chật hẹp.

Theo khảo sát tại khu dân cư Mã Lạng nằm trên đường Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Trãi (quận 1), nơi đây có hơn hàng trăm hộ dân sinh sống trong những con hẻm nhỏ chật hẹp, liền kề nhau. Nhiều ngôi nhà diện tích chưa đến 2 mét vuông dựng bằng ván ép nhưng có đến 4 người sinh sống trên căn gác chật hẹp, nóng bức. Chưa kể nhiều gia đình đem bếp gas mini, bếp than tổ ong nấu ăn luôn bên trong nhà làm tăng nguy cơ cháy nổ.

chaynha (6)

Lối đi chỉ đủ một người chui lọt.

Trong con hẻm số 27, phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1), chúng tôi ghé thăm căn nhà số 113 của bà Nguyễn Thị Hồng. Căn nhà chừng 5 mét vuông, bên trên là căn gác gỗ chật hẹp dùng để ngủ và đựng quần áo. Bà Hồng chia sẻ: “Ở đây mà nếu không may có cháy thì có nước nhảy lầu để thoát thôi. Ban ngày thì không sao chứ cháy ban đêm, nằm trên gác mà chui xuống từng người chắc không thoát kịp”.

Những khu nhà sập sệ tại Cù lao Nguyễn Kiệu (quận 4) cũng là một trong những nơi từng xảy ra nhiều vụ cháy lớn trong nhiều năm qua. Nhiều ngôi nhà thường có từ 3 thế hệ gia đình. Mọi người tận dụng không gian nhỏ hẹp để nấu ăn, ngủ, nghỉ, tắm rửa… Điều đáng lưu ý là, những ngôi nhà này đều nằm trong các hẻm sâu, nếu có cháy nổ xe chữa cháy rất khó tiếp cận, nguy cơ lan rộng đám cháy rất cao. Chị Nguyễn Thị Hoa (44 tuổi) sống tại căn nhà số 41A/38/18 cho biết: “Do không có chỗ nấu ăn nên tôi thường nấu ngay trong nhà luôn cho tiện. Ở đây hệ thống điện được người dân tự đấu nối với nhau nên nó chằn chịt và nguy hiểm dễ cháy nhưng biết làm sao được.”.

chaynha (9)

Dây điện chằn chịt trong một số ngôi nhà ở Cù lao Nguyễn Kiệu.

chaynha (8)

Bình gas mini cũ kĩ đặt sát bếp nấu dễ gây cháy nổ.

chaynha (7)

Đường dây điện cũ kĩ, bong tróc được nối xung quanh tường nhà bằng tôn rất nguy hiểm. Không chỉ có nguy cơ gây chập điện mà còn dễ xảy ra tình trạng rò rỉ điện truyền lên tường.

Thực tế hiện nay, nhiều khu nhà đều có bình chữa cháy và bảng nội quy, tuy nhiên nhiều người vẫn không biết cách sử dụng. Các bình chữa cháy cũng bị rỉ sét do để từ năm này qua năm khác hoặc bị khóa lại thật kĩ vì sợ bị trộm nên khi có cháy xảy công tác dập lửa càng khó khăn hơn. Để phòng cháy chữa cháy, mỗi người dân cần ý thức hơn khi sử dụng các vật liệu dễ gây cháy nổ, kiểm tra kĩ nguồn điện, dây điện tại gia đình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc