Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Người ngoại tỉnh khổ cực mưu sinh tại bãi phế liệu Bắc Kinh

Người lao động nhập cư thu gom phế liệu đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tái chế ở Bắc Kinh song đang đứng trước nguy cơ mất kế sinh nhai vì chính sách mới của thành phố.

Dưới bóng những toà nhà chọc trời hiện ra lờ mờ ở trung tâm Bắc Kinh, người lao động hàng ngày chăm chỉ làm việc tại những bãi phế liệu bụi bặm, ngổn ngang. Tuy nhiên, họ đang có nguy cơ mất việc khi giới chức thành phố thực hiện chính sách truy quét lao động nhập cư.

Dưới bóng những toà nhà chọc trời hiện ra lờ mờ ở trung tâm Bắc Kinh, người lao động hàng ngày chăm chỉ làm việc tại những bãi phế liệu bụi bặm, ngổn ngang. Tuy nhiên, họ đang có nguy cơ mất việc khi giới chức thành phố thực hiện chính sách truy quét lao động nhập cư.

Nhân viên an ninh đứng gác tại lối vào một bãi phế liệu để chặn những người nhập cư vào làm việc. Trước đó, chính quyền địa phương yêu cầu họ phải rời khỏi đây trong vòng 10 ngày.

Nhân viên an ninh đứng gác tại lối vào một bãi phế liệu để chặn những người nhập cư vào làm việc. Trước đó, chính quyền địa phương yêu cầu họ phải rời khỏi đây trong vòng 10 ngày.

"Chính quyền đang cố gắng buộc những người nhập cư rời khỏi thành phố, họ cho rằng chúng tôi khiến thành phố trở nên chật hep", Yin Xueqiang, người lao động từ tỉnh Hà Nam đến Bắc Kinh lập nghiệp, cho biết.

“Chính quyền đang cố gắng buộc những người nhập cư rời khỏi thành phố, họ cho rằng chúng tôi khiến thành phố trở nên chật hẹp”, Yin Xueqiang, người lao động từ tỉnh Hà Nam đến Bắc Kinh lập nghiệp, cho biết.

Khi giới chức cố gắng kiềm chế tốc độ gia tăng dân số chóng mặt ở Bắc Kinh và nhà cửa có giá "trên trời", những người thu mua phế liệu đang dần bị "đào thải" dù họ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tái chế đặc biệt ở Trung Quốc.

Khi giới chức cố gắng kiềm chế tốc độ gia tăng dân số chóng mặt ở Bắc Kinh và nhà cửa có giá “trên trời”, những người thu mua phế liệu đang dần bị “đào thải” dù họ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tái chế đặc biệt ở Trung Quốc.

"Người dân Bắc Kinh sẽ không thể sống thiếu chúng tôi. Ai sẽ là người thu dọn rác và tái chế các loại phế liệu ở đây? Liệu người Bắc Kinh sẽ làm công việc này?", anh Yin cho hay.

“Người dân Bắc Kinh sẽ không thể sống thiếu chúng tôi. Ai sẽ là người thu dọn rác và tái chế các loại phế liệu ở đây? Liệu người Bắc Kinh sẽ làm công việc này?”, anh Yin cho hay.

Những người lao động làm việc tại bãi phế thải mỗi tháng kiếm được từ 400 - 700 USD. Vì cuộc sống đắt đỏ, vài người bạn đồng hương của Yin đã rời Bắc Kinh. Anh chia sẻ cũng đang cân nhắc nên trở về quê hay chuyển đến một bãi phế liệu cách xa trung tâm thành phố.

Những người lao động làm việc tại bãi phế thải mỗi tháng kiếm được từ 400 - 700 USD. Vì cuộc sống đắt đỏ, vài người bạn đồng hương của Yin đã rời Bắc Kinh. Anh chia sẻ cũng đang cân nhắc nên trở về quê hay chuyển đến một bãi phế liệu cách xa trung tâm thành phố.

Ngân hàng Thế giới khẳng định việc thiếu các hệ thống tái chế cùng với tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá mạnh mẽ, sức mua tăng vọt, Trung Quốc trở thành quốc gia xả rác lớn nhất trên thế giới, vượt cả Mỹ.

Ngân hàng Thế giới khẳng định việc thiếu các hệ thống tái chế cùng với tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá mạnh mẽ, sức mua tăng vọt, Trung Quốc trở thành quốc gia xả rác lớn nhất trên thế giới, vượt cả Mỹ.

Theo dự báo đến năm 2025, Trung Quốc sẽ xả khoảng 1,4 triệu tấn rác mỗi ngày, trong khi đó, những người thu gom phế liệu có thể sẽ chuyển sang một ngành nghề khác. Do đó, số rác thải này có thể được chôn hoặc đốt tiêu huỷ.

Theo dự báo đến năm 2025, Trung Quốc sẽ xả khoảng 1,4 triệu tấn rác mỗi ngày, trong khi đó, những người thu gom phế liệu có thể sẽ chuyển sang một ngành nghề khác. Do đó, số rác thải này có thể được chôn hoặc đốt tiêu huỷ.

"Trong vài năm qua, tôi đã đưa các du khách Mỹ, Nhật Bản hay từ nhiều quốc gia phát triển khác tới tham quan bãi phế thải ở Bắc Kinh. Họ đều cho rằng: 'Hệ thống tái chế này thật tuyệt vời, tại sao người Trung Quốc không duy trì nó", Chen Liwen, chuyên gia nghiên cứu về lao động thu gom phế liệu, cho biết.

“Trong vài năm qua, tôi đã đưa các du khách Mỹ, Nhật Bản hay từ nhiều quốc gia phát triển khác tới tham quan bãi phế thải ở Bắc Kinh. Họ đều cho rằng: 'Hệ thống tái chế này thật tuyệt vời, tại sao người Trung Quốc không duy trì nó”, Chen Liwen, chuyên gia nghiên cứu về lao động thu gom phế liệu, cho biết.

Bà Dong Dingxia, 50 tuổi, rời quê theo chồng lên Bắc Kinh, chia sẻ: "Tôi không hiểu vì sao chúng tôi lại bị đuổi khỏi đây. Rác sẽ chất đầy khắp thành phố, nhưng tôi nghĩ rằng điều này giờ không còn quan trọng nữa rồi", bà Dong nói.

Bà Dong Dingxia, 50 tuổi, rời quê theo chồng lên Bắc Kinh, chia sẻ: “Tôi không hiểu vì sao chúng tôi lại bị đuổi khỏi đây. Rác sẽ chất đầy khắp thành phố, nhưng tôi nghĩ rằng điều này giờ không còn quan trọng nữa rồi”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Zing.vn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc