Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Người lao động được đi lại giữa TPHCM và 4 tỉnh lân cận như thế nào?

Theo phương án của TP.HCM, người dân được sử dụng xe cá nhân (ô tô, mô tô, xe máy) di chuyển giữa TP.HCM và 4 tỉnh lân cận khi đáp ứng điều kiện: Khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng hoặc đã tiêm phòng vaccine- Covid-19 (ít nhất một mũi với loại vaccine 2 mũi và sau 14 ngày tiêm). Ngoài ra, phải có xác nhận xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong 7 ngày).

Liên quan đến phương án tổ chức cho người lao động di chuyển giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh), theo thông tin trên báo Thanh Niên, ngày 4/10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã giao Sở GTVT Đồng Nai chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành cùng các địa phương nhanh chóng tập hợp, thống nhất ý kiến tham mưu cho UBND tỉnh ra văn bản phản hồi công văn của TP.HCM. 

Ông Cao Tiến Dũng cũng lưu ý sẽ ưu tiên các mục đích giao thông liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động ở nơi khác đến Đồng Nai không cần phải được Đồng Nai cấp giấy mà chỉ cần nơi đi cấp giấy xác nhận là được. Còn các hoạt động giao thông vì mục đích khác thì cần xem xét, thực hiện có điều kiện.

Người lao động được đi lại giữa TPHCM và 4 tỉnh lân cận như thế nào? Ảnh 1
NLĐ ở nơi khác đến Đồng Nai không cần phải được Đồng Nai cấp giấy mà chỉ cần nơi đi cấp giấy xác nhận là được. Ảnh minh họa

Ngày 4/10, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Võ Đức Trong, hiện có nhiều công dân của các tỉnh, thành phố trong cả nước đang tạm trú, làm ăn, học tập, sinh sống tại TP.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An… đang có nhu cầu về quê tự phát.

Do đó UBND tỉnh yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ phải kiểm soát người đi lại liên tỉnh. Đồng thời, mỗi ngày, người đi lại trong tỉnh với một số tỉnh, thành để buôn bán, chữa bệnh… đều tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch rất phức tạp nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Do đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo các đơn vị quản lý chặt người đi lại từ Tây Ninh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng có dịch.

Người lao động được đi lại giữa TPHCM và 4 tỉnh lân cận như thế nào? Ảnh 2
 Người đi lại từ Tây Ninh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng có dịch sẽ được quản lý chặt chẽ. Ảnh minh họa

Đối với tài xế lái xe, nhân viên nghiệp vụ đi cùng xe, người thường xuyên đi ra ngoài tỉnh (1 - 6 ngày/lần) và trở về thì phải đăng ký thực hiện “1 cung đường 2 địa điểm” được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận và chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý theo quy định. Đối với công nhân trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo phương án khôi phục sản xuất đã được phê duyệt.

Trường hợp người ngoài tỉnh đến Tây Ninh và đi về trong ngày, phải quét mã Code tại các trạm kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 khi ra vào cửa ngõ của tỉnh, có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Khi vào tỉnh Tây Ninh, bộ phận trực tại các cửa ngõ sẽ giữ giấy tờ tùy thân và trả lại khi ra khỏi tỉnh.

Người lao động được đi lại giữa TPHCM và 4 tỉnh lân cận như thế nào? Ảnh 3
Người ngoài tỉnh đến Tây Ninh và đi về trong ngày, phải quét mã Code tại các trạm kiểm soát phòng, chống dịch. Ảnh minh họa

Thông tin trên báo Dân Trí, ngày 4/10, tỉnh Long An cơ bản thống nhất với đề xuất phương án này và gửi văn bản trả lời đến UBND TP.HCM. Tuy nhiên, Long An đề nghị TP.HCM cân nhắc bỏ giấy nhận diện theo mẫu, chỉ cần nhận diện bằng văn bản trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp do các Sở giao thông vận tải trong khu vực cấp (TP.HCM và 4 tỉnh).

Việc này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp phép do số lượng phương tiện của từng doanh nghiệp rất lớn.

"Thời gian chấp thuận bằng văn bản chung cho doanh nghiệp sẽ được rút ngắn so với việc cấp giấy nhận diện cho từng phương tiện", công văn UBND tỉnh Long An nêu rõ. 

Hiện tại, chỉ có tỉnh Bình Dương chưa gửi góp ý, hay phản hồi dự thảo phương án của TP.HCM.

Theo phương án của TP.HCM, người dân được sử dụng xe cá nhân (ô tô, mô tô, xe máy) di chuyển giữa TP.HCM và 4 tỉnh lân cận khi đáp ứng điều kiện: Khỏi bệnh Covid-19 dưới 6 tháng hoặc đã tiêm phòng vaccine- Covid-19 (ít nhất một mũi với loại vaccine 2 mũi và sau 14 ngày tiêm). Ngoài ra, phải có xác nhận xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực (trong 7 ngày).

Người tham gia lưu thông phải sử dụng mã QR khai báo di chuyển thông qua ứng dụng VNEID và mã QR thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (khi ứng dụng PC-Covid chưa hoạt động).

Trường hợp không có mã QR, người lao động cần xuất trình một trong các giấy tờ: khỏi Covid-19 dưới 6 tháng, đã tiêm vaccine Covid-19 (ít nhất một mũi với loại tiêm 2 mũi và sau 14 ngày).

Với trường hợp doanh nghiệp tổ chức đưa đón công nhân, chuyên gia, những người này phải đáp ứng điều kiện như người sử dụng xe cá nhân.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tổng hợp

Được quan tâm

Tin mới nhất