Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhiều gia đình ở Hà Nội mang những cành đào, cây quất lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Hòa Bình tảo mộ, mời gia tiên về đón Tết.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Theo ghi nhận, từ rằm tháng chạp, hàng trăm hộ gia đình ở nhiều địa phương cùng con cháu lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, thuộc xã Dân Hoà, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình để tạo mộ.
Nhiều người dân thủ đô cũng đã lên đây dọn dẹp, mời gia tiên về đón Tết. Tảo mộ trước Tết nguyên đán là nét đẹp văn hoá của người Việt, là cách để con cháu nhớ về tổ tiên, để gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.
Tảo mộ cuối năm là dịp để con cháu quây quần bên cạnh mồ mả tổ tiên, nhờ đó mà xích lại gần nhau, tha thứ cho nhau những lỗi lầm trong năm. Nó đã thành phong tục, trước mồ mả tổ tiên, con người ta luôn phải thành kính để tổ tiên chứng giám. Tại đây con cháu sẽ báo cáo kết quả một năm qua của gia đình và mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết.
Nhiều gia đình đưa con nhỏ đến mộ vái vọng, cầu bình an, sức khoẻ… Đó cũng là cách để con cháu biết về tổ tiên, những thế hệ cha ông đã khuất.
Người Việt cổ tin rằng, nếu chăm chút đến mộ phần tổ tiên, thì sẽ được tổ tiên phù hộ độ trì cho công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào.
Nhiều gia đình sắm sửa những chậu quất, cành đào Tết dâng tiên tổ.
Mọi người dọn cỏ quanh mộ phần và chuẩn bị hoa quả, mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà.
Bà Trần Thị Nhung (70 tuổi, ở Hà Nội - thứ 2 từ phải sang) cho biết, bà cùng bốn chị em trong gia đình hàng năm đều sắp xếp thời gian sau rằm tháng chạp lên thăm mẹ được an táng tại Hòa Bình. Bà Nhung chia sẻ, cụ thân sinh ra bà đã an nghỉ tại công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên được 5 năm. Hàng năm, vào các dịp Tết Thanh minh, Tảo mộ, lễ Vu Lan báo hiếu… gia đình anh chị em dâu rể đều tổ chức cùng con cháu lên thăm cụ.
Bà Tuyết (79 tuổi, ở quận Long Biên) Hà Nội cùng các anh chị em trong gia đình đến mộ viếng mẹ đã khuất. Bà Tuyết cho biết, tảo mộ cũng là thời điểm để con cháu tỏ lòng thành kính và nhớ về nguồn cội tổ tiên. Những hoạt động như vậy cũng giúp mọi người trong gia đình truyền lại văn hóa cho con trẻ về đạo hiếu và nguồn cội dòng tộc.
Mọi người quây quần bên nhau hoá vàng mã.
Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân quá cố trong gia đình. Tảo mộ cuối năm còn là dịp để gia đình, con cháu sum vầy, ôn lại những kỉ niệm đã qua và mời những người đã qua đời về ăn Tết cùng gia đình. Khi đi tảo mộ nên chân thành, trên đường đi nếu có mộ, dù đi hay đứng lại đều cần phải lễ độ cung kính.
Trong quá trình tảo mộ không nên làm lộn xộn quá nhiều các mảnh đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại thêm đất mới và hoa tươi, đừng quên quét dọn cả phía sau mộ. Khi làm mới lại diện mạo của mộ phần, trong lòng nhất thiết phải thật cung kính. Không nên dẫm đạp lên phần mộ của người khác.
Sau thời gian định cư ở nước ngoài để thực hiện trọn vẹn thiên chức làm mẹ, Hằng BingBoong quyết định về Việt Nam tiếp tục theo đuổi con đường âm nhạc.