Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Màu cuộc sống

Ngã rẽ của chàng trai từ kỹ sư xây dựng đến thầy giáo truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò đỗ đại học

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Mặc dù chọn theo học ngành kỹ sư xây dựng thế nhưng đam mê giảng dạy con chữ lại ngấm sâu vào máu thầy Ngô Thái Ngọ. Anh bảo ‘Nếu đi theo ngành xây dựng thì tôi sẽ không thể đam mê còn nếu đi theo nghề giáo tôi sẽ hết mình, sống chết với nó”.

Từ chàng sinh viên ngành xây dựng đến cơ duyên “gõ đầu” học trò

Cứ đều đặn mỗi sáng thầy Ngô Thái Ngọ (29 tuổi, ở Hà Nội) lại bắt đầu buổi dạy học Livestream trên facebook để giảng dạy học sinh củng cố kiến thức trong những ngày nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Cũng giống như các hoạt động đông người khác, ngành giáo dục ở tất cả các cấp ở việt nam đang phải nghỉ học để chống dịch. Nghỉ học không có nghĩa là ngừng học, bởi vì thời gian luôn trôi đi, các kỳ thi và bài kiểm tra luôn chờ đợi các khối học sinh khi các em đi học lại. Chính vì vậy những buổi học online giúp thầy Ngọ tiếp cận được học sinh và để học sinh kịp tiến độ học tập.

Thầy Ngọ được đánh giá là giáo viên trẻ giảng dạy nhiều thế hệ học trò luyện thi đỗ đại học.

“Nhiệt huyết, tâm lý, hơi nhạt, hay quên tên học sinh” là những từ học sinh hay dùng để miêu tả khi nhắc đến thầy giáo Vật Lý Ngô Thái Ngọ. Với nhiều thế hệ học trò ở thủ đô và một số tỉnh lân cận chắc hẳn không xa lạ gì với hình ảnh người thầy giáo dáng gầy cao nhưng tận tâm với nghề này.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Ngô Thái Ngọ kể, cơ duyên anh đến với nghề thật tình cờ nhưng cũng đầy duyên nợ. Chàng trai vốn sinh ra và lớn lên tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh khi bước sang ngưỡng cửa đại học đã quyết định thi đỗ và theo học tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Thời điểm đó ngành mà Ngọ theo học đang “hot” và là niềm mơ ước của nhiều người. Thế nhưng anh lại có đam mê với nghề dạy học.

Những ngày dịch bệnh thầy Ngọ dạy học sinh qua Livestream trên facebook để học trò không quên kiến thức tước dịch COVID-19.

Bước sang sinh viên năm 2, gia đình anh xảy ra biến cố đầu đời khi mẹ bị bệnh u não. Bao nhiêu tiền bạc của gia đình đều dồn lực chữa trị cho mẹ. Chàng sinh viên dáng người gầy gò, mảnh khảnh bắt đầu đi tìm kiếm việc làm đỡ đần gia đình, trang trải lo cuộc sống để tiếp tục được ăn học.

Ngô Thái Ngọ đã làm đủ công việc từ shipper, làm quảng cáo, buôn bán… thế rồi Ngọ cơ duyên đưa anh đến với công việc làm gia sư qua lời giới thiệu. Vốn có khiếu ăn nói nhẹ nhàng, cách giải đáp môn Vật Lý dễ hiểu, dễ làm chàng sinh viên nhanh chóng chiếm được tình cảm của học trò. Từ lúc giảng dạy cho một học sinh, sau đó đến hai rồi vài chục người theo học… Chàng sinh viên trẻ Ngô Thái Ngọ nhanh chóng được các trung tâm luyện thi ở Hà Nội chú ý tới và mời về giảng dạy.

Thầy Ngọ luôn có hướng dạy vui vẻ, dễ hiểu.

Bên cạnh công việc giảng dạy bận rộn, Ngọ vẫn chăm lo công việc học tập tại trường. Đến khi bước sang năm học thứ 4 đại học, anh đã rất tự tin với khả năng dạy môn Vật Lý theo phong cách riêng của mình cũng như học hỏi thêm các thế hệ đi trước.

“Nhiều người nghĩ môn Vật Lý khô khan, khó. Thế nhưng thực tế không có môn học nào khó mà mình thực sự đã tập trung cho nó hay chưa. Nếu như ta tập trung chuyên môn cho lĩnh vực nào đó mình sẽ giỏi lên. Áp lực của học sinh không phải ở vấn đề có tập trung môn Lý không mà do các em sao nhãng quá nhiều các môn học. Học sinh tập trung và có phương pháp học hợp lý thì đạt 8,9 điểm không khó. Học sinh học của tôi thi đại học tối thiểu phải đạt được 8 điểm, những học sinh đặc biệt thì được 9-10 điểm do các em tập trung, tư duy tốt, đam mê đạt điểm cao”, thầy Ngọ chia sẻ.

Truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh yêu môn Vật Lý

Về cách dạy của mình, nam giáo viên này cho biết, anh có phương pháp dạy học trò khác biệt. Hiện tại học sinh thi trắc nghiệm nên anh sẽ đi sâu vào lý thuyết để học sinh hiểu lý thuyết, thứ 2 truyền tải được kỹ năng trắc nghiệm cho học sinh để sao học sinh thay đổi được tốc độ làm bài cũng như tâm lý trong phòng thi.

“Giáo viên nào cũng có cách dạy riêng tuy nhiên phương pháp của mình tôi tự tin nghĩ ra cho học sinh là nhanh nhất. Nếu không nhanh nhất thì làm cho nó nhanh nhất. Chính vì thế cách tiếp cận học sinh rất quan trọng, có rất nhiều người dạy giỏi nhưng phương pháp tiếp cận học sinh chưa phù hợp, hoặc giỏi thì chỉ truyền đạt ở mức độ tự luận, còn trắc nghiệm phải tính tốc độ nên cần phải nghĩ ra phương pháp khác biệt”, anh Ngọ nhấn mạnh.

Lớp học những ngày trước luôn rất đông học trò.

Anh mạnh dạn mở trung tâm luyện thi cho học sinh. Tuy nhiên, do lịch học sau đó quá bận rộn, thêm nữa chưa tìm được người bước chung con đường phù hợp nên anh tạm dừng một thời gian.

Tới năm thứ 5 đại học, chàng trai Ngô Thái Ngọ đã quyết định mở lớp giảng dạy học trò, anh vẫn nhớ khoá học sinh sinh năm 1998 có rất đông học sinh theo học, có lúc anh giảng dạy vài trăm học sinh kéo dài từ sáng đến chiều tối. Nhiều học sinh sau đó cũng đã đạt được thành tích cao trong học tập và đỗ vào nhiều trường top đầu với điểm thi môn Vật Lý rất cao.

Sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng kỹ sư xây dựng trong tay nhưng Ngô Thái Ngọ đã quyết định “cất tấm bằng đại học” của mình để chuyên tâm mở trung tâm luyện thi đại học cho học trò. Quyết định này của Ngô Thái Ngọ đã gặp rất nhiều phản đối ừ bạn bè, gia đình.

“Mọi người bảo sao học 5 năm đại học không dùng tâm bằng đó mà lại đi làm nghề giáo. Tôi cũng có thể làm một kỹ sư xây dựng vì hồi đó là ngành đang hot nhưng tôi quyết định hướng đi của riêng mình. Với nhiều người thì nghĩ khi ra trường thấy về tài chính là làm công việc này kiếm bao nhiêu tiền. Đơn giản như so sánh giáo viên với ngành kỹ sư thì mọi người đều thấy rõ. Nhưng tôi thay đổi suy nghĩ khác tôi không nhìn vào tiền mà tôi nhìn vào đam mê của mình.

Tôi biết nếu đi theo ngành xây dựng thì tôi sẽ không thể đam mê còn nếu đi theo nghề giáo tôi sẽ hết mình, sống chết với nó nên tôi chọn nghề. Hơn nữa tôi chọn vì tôi thích câu nói ‘Nếu bạn không tự xây ước mơ cho mình thì người khác sẽ khiến bạn xây ước mơ cho họ’. Chính vì thế tôi quyết định đi xây ước mơ cho chính mình. Lớn nhất do đam mê và chưa bao giờ tôi thấy sai. Sai lầm của tôi chắc chọn sai trường nhưng ngã rẽ của mình tôi cho rằng hoàn toàn đúng”, thầy Ngọ tâm sự.

Câu nói truyền cảm hứng của thầy Ngọ được nhiều thế hệ học sinh lấy đó làm động lực đó là “Hãy để những giọt mồ hôi rơi trên những trai bài tập và đừng để những giọt nước mắt rơi trên những trang đề thi”.

Anh Ngọ cho biết, có rất nhiều trường công lập, tư thục mời anh về giảng dạy tuy nhiên anh đều từ chối mà chỉ giảng dạy ở trung tâm luyện thi vì công việc hiện tại của anh đã quá bận. Thứ hai nếu vào trường giảng dạy đi theo khuôn khổ giới hạn kiến thức dạy còn anh thì muốn chuyên tâm luyện thi đại học. Vì thế anh muốn chọn đối tượng muốn học nên đi theo hướng riêng để thời gian, thoải mái tư tưởng và truyền tải được điều mình muốn tới các thế hệ học trò.

Ngoài những lúc giảng dạy căng thẳng, người thầy giáo này luôn tạo ra thêm tiếng cười giúp học sinh thoải mái hơn. “Một giờ học kéo dài 1,5 tiếng nếu học liên tục căng thẳng lắm. Tôi cảm nhận mình ‘dò’ được sóng học sinh đang cảm thấy mệt mỏi thì chen một số câu chuyện động lực trong cuộc sống.

Tôi kể câu chuyện của chính mình hay tấm gương học tập mà mình biết, tập thể dục.… Có thể đùa học sinh nhưng học sinh hay gắn tôi cái mác đó là ‘đùa nhạt’. Học sinh hay đùa nói ‘em cười không phải vì câu chuyện của thầy vui mà em cười vì nó chả có gì vui cả. Thế là các em gán cho mác ‘đùa nhạt’”, thầy Ngọ hài hước kể.

Câu nói truyền cảm hứng của thầy Ngọ được nhiều thế hệ học sinh lấy đó làm động lực đó là “Hãy để những giọt mồ hôi rơi trên những trai bài tập và đừng để những giọt nước mắt rơi trên những trang đề thi”.

Người thầy 9x này cho rằng nếu bây giờ chúng ta không cố gắng, nỗ lực học thì một ngày nào đó nước mắt sẽ rơi trên đề thi. Nếu như mình nỗ lực rơi những giọt mồ hôi trên đề thi thì ngày nào đó mình sẽ nở nụ cười mà không phải rơi những giọt nước mắt tiếc nuối.

Tại sao phải rơi nước mắt vì trước đó người ta cười quá nhiều, còn nếu như trước đó chúng ta nỗ lực một chút thì chắc chắn nở nụ cười ra khỏi phòng thi. Luôn có nhân quả, không có chuyện học tài thi phận, khi đã vượt qua được ngưỡng cửa, tự tin đi thi đại học thì chắc chắn đợi đến ngày thi để đỗ mà thôi. Chính vì vậy ngay từ hôm qua, hôm nay chúng ta phải học bằng mọi giá.

Thời điểm hiện tại đang dịch bệnh COVID-19, thầy Ngọ cho biết thêm: “Việc học sinh có ý thức học online sẽ rất tốt trong thời điểm nghỉ học phòng tránh dịch bệnh. Ở lớp tôi dạy ngoài dạy có những người trợ giảng, chốt điểm số, bài của học sinh, học sinh chưa xem trực tiếp có thể xem lại. Không để cho học sinh mất kiến thức. Ngoài ra chúng tôi cũng thường xuyên ra bài kiểm tra để các em làm giúp các em nâng cao kiến thức”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất