Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Nam sinh điển trai trường Y đột nhiên liệt nửa người vì căn bệnh quái ác

Ở cái tuổi đang phơi phới sức trẻ với bao ước mơ dự định phía trước, nhưng hiện tại chàng nam sinh Đại học Y dược Huế phải nằm liệt một chỗ vì chứng bệnh viêm tủy cắt ngang.

Những ngày gần đây khi biết câu chuyện của Nguyễn Trung Hiếu (21 tuổi, quê Quảng Bình, sinh viên YHDP4C trường Đại học Y dược Huế) ai cũng xót xa. Từ một chàng trai học giỏi, năng động, tích cực tham gia các hoạt động đoàn, từ thiện, giờ đây Hiếu phải nằm một chỗ, liệt nửa người vì căn bệnh quái ác mang tên viêm tủy cắt ngang. Đây là một loại bệnh lý tương đối hiếm gặp với các tổn thương viêm ở tủy sống dẫn đến các triệu chứng như yếu cơ, rối loạn cảm giác, bại liệt và chức năng hệ thần kinh giao cảm…

“12 năm liền là học sinh giỏi, hình mẫu lý tưởng của nhiều cô gái trong trường”

Những ai quen biết Hiếu đều phải khâm phục trước khả năng học tập và hoạt động xã hội của anh chàng này. 12 năm liền Hiếu đều là học sinh giỏi toàn diện, thi đỗ Bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y dược Huế với điểm số khá cao. Năm học 2015 - 2016, em còn nhận được học bổng của trường vì có thành tích xuất sắc trong học tập.

Không chỉ là một học sinh giỏi, Nguyễn Trung Hiếu còn là cán bộ Đoàn năng động.

Không chỉ là một học sinh giỏi, Nguyễn Trung Hiếu còn là cán bộ Đoàn năng động.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trung Hiếu còn là một cán bộ Đoàn năng động và tự tin. Em từng là Bí thư chi đoàn của lớp, ban điều hành Đội tình nguyện hướng dẫn bệnh viện, thành viên của câu lạc bộ Kỹ năng sống, quản trị viên của một diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm học tập y khoa … Trong công việc học tập cũng như các hoạt động xã hội, Hiếu luôn hoàn thành tốt, trách nhiệm, được mọi người tin tưởng và yêu mến. Ngoài ra, nam sinh 21 tuổi này còn sở hữu vẻ ngoài điển trai, thư sinh, là hình mẫu lý tưởng của nhiều cô gái trong trường.

Và rất đẹp trai nữa.

Và rất đẹp trai nữa. Hiếu là hình mẫu lý tưởng của nhiều bạn gái trong trường.

Chia sẻ với phóng viên, một người bạn của Hiếu cho biết: “Hiếu cao ráo, đẹp trai, tính cách hòa đồng, nhiệt tình với bạn bè, chính vì vậy bạn ấy được nhiều người yêu quý. Ngoài ra, Hiếu còn có năng lực học tập rất khá. Năm vừa qua, Hiếu đạt danh hiệu sinh viên giỏi toàn diện, được tuyên dương trên khoa, chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ”.

Anh chàng

Anh chàng tham gia nhiều hoạt động xã hội, tuy nhiên đang ở tuổi phơi phới sức trẻ, Hiếu mắc phải căn bệnh quái ác.

Đang ở tuổi phơi phơi sức trẻ, muốn cống hiến nhiều cho cộng đồng, thế mà giờ đây Hiếu phải nằm trên giường bệnh, đối mặt với căn bệnh quái ác. Bạn ấy suy sụp rất nhiều, nhưng chúng tôi tin bạn ấy có đủ nghị lực để vượt qua bạo bệnh. Hiếu sẽ làm tốt, giống như cách bạn ấy từng thể hiện và truyền đến cho mọi người khi làm hướng dẫn viên ở bệnh viện“, người bạn của Hiếu chia sẻ thêm.

“Phải bán nhà tôi cũng bán, cốt mong để con khỏi bệnh”

Sau một thời gian điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu được chuyển về khoa Nội tiết thần kinh, Bệnh viện Trung ương Huế. Nam sinh này bị liệt nửa người, toàn bộ phần bên trái hầu như không hoạt động, phần cơ bên phải hoạt động yếu ớt, ăn uống khó khăn, phải có người chăm sóc. Trước đó, em xuất hiện triệu chứng đau đầu, mờ mắt trái, hai ngày sau chuyển sang mờ mắt phải, thị lực giảm sút 4/10.

4

Nguyễn Trung Hiếu bị liệt nửa người, toàn bộ phần bên trái hầu như không hoạt động, phần cơ bên phải hoạt động yếu ớt, ăn uống khó khăn, phải có người chăm sóc.

Chị Nguyễn Thị Tiến - mẹ của Hiếu chia sẻ gia đình rất bất ngờ khi con trai đột nhiên mắc căn bệnh quái ác. Trước đó sức khỏe của em hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu đau ốm. Các bác sĩ điều trị cho rằng nguyên nhân của bệnh viêm tủy cắt ngang không rõ ràng nhưng thường kết hợp với bệnh nhiễm virut không đặc hiệu và trực tiếp làm tổn thương đến tủy sống.

“Quá trình điều trị rất gian nan, có thể kéo dài từ 4 - 6 tháng, mỗi ngày điều trị mất gần 2,5 triệu đồng, con trai tôi có bảo hiểm 40% nên một ngày phải chi trả 1,2 triệu đồng. Hiện tại, gia đình đã tạm ứng điều trị hết 15 triệu rồi. Gia đình làm ruộng, thu nhập không ổn định, phải bán nhà tôi cũng bán, cốt mong để con khỏi bệnh, nhưng quá trình điều trị kéo dài quá thì tôi không biết xoay sở thế nào“, bà Tiến nghẹn ngào.

Hiếu là một người sống rất tình cảm, thường xuyên tâm sự với mẹ.

Hiếu là một người sống rất tình cảm, thường xuyên tâm sự với mẹ.

Ba Hiếu mất sớm, hai chị gái đã đi làm; một chị làm kế toán, một chị làm ở UBND xã, tuy nhiên công việc văn phòng lương ba cọc ba đồng, không đủ để trang trải cuộc sống. Chính vì vậy mẹ con Hiếu phải nương tựa vào nhau. Mỗi khi được nghỉ học, em thường về quê để đỡ đần mẹ công việc đồng áng hoặc đi làm kiếm thêm thu nhập. Hiếu là người sống tình cảm, có chuyện vui buồn gì cũng thủ thỉ, tâm sự với mẹ. Hiếu thương mẹ vất vả, đó là lý do em quyết tâm thi đỗ trường Đại học Y dược Huế để có điều kiện phụ giúp, chăm sóc sức khỏe cho mẹ.

Nó sống tình cảm lắm, cứ như con gái vậy, chuyện gì cũng tâm sự với mẹ. Nó là cả cuộc sống và niềm thương yêu của tôi, nhìn con nằm trên giường bệnh, liệt nửa người không thể di chuyển được có người mẹ nào không xót. Mất bao nhiêu tiền cũng được, vay nợ cũng chẳng sao miễn là con khỏi bệnh, đi học và hòa nhập với bạn bè“, chị Tiến tâm sự.

Khi được hỏi căn bệnh này có phương pháp điều trị đặc hiệu không, một bác sĩ ở khoa Nội tiết thần kinh, Bệnh viện Trung ương Huế cho rằng điều trị viêm tủy cắt ngang bao gồm hai liệu pháp chủ yếu: sử dụng steroid và thay huyết tương. Song thời gian điều trị có thể kéo dài và tốn số tiền khá lớn. Hiện tại, một số mạnh thường quân cũng đã quyên góp, ủng hộ và giúp đỡ tiền để gia đình có tiền chạy chữa cho em.

Theo TS.BS Vũ Đức Định: Tần suất mắc bệnh viêm tủy cắt ngang vào khoảng 1 - 8 trường hợp trên 1 triệu dân/năm với xấp xỉ 1.400 ca mới mắc, xảy ra ở mọi lứa tuổi (từ 6 tuổi trở lên), tần suất hay gặp hơn ở nhóm tuổi từ 10 - 19 và 30 - 39 tuổi. Viêm tủy cắt ngang cũng hay gặp ở trẻ em (khoảng 25% số bệnh nhân) và không có tính chất gia đình cũng như khả năng tái diễn mặc dù có một tỷ lệ nhỏ số bệnh nhân có thể bị mắc lại.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Cường Ngô

Được quan tâm

Tin mới nhất