Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Mua sắm qua mạng xã hội tăng mạnh sau Covid-19, doanh nghiệp đau đáu tìm giải pháp giữ chân khách hàng

Sau các đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng người tiêu dùng sắm tại các siêu thị, chợ truyền thống giảm dần, thay vào đó là ưu tiên các hình thức mua sắm trực tuyến trên các trang mạng xã hội. Nắm bắt được thực tế này, các doanh nghiệp đang khẩn trương xây dựng chiến lược thu hút và giữ chân khách hàng của mình.

Mặc dù đã qua thời kỳ cao điểm khó khăn của dịch bệnh Covid-19, người dân hiện nay đã có cuộc sống bình thường ổn định trở lại, song hậu quả của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, hành vi mua và thói quen tiêu dùng của người dân. 

Một thực tế nhìn thấy rõ đó là, sau đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19, số lượng người tiêu dùng sắm tại các siêu thị, chợ truyền thống giảm dần, thay vào đó là ưu tiên các hình thức mua sắm trực tuyến trên các trang mạng xã hội thông qua các thiết bị công nghệ điện tử như laptop, smartphone. 

Mua sắm qua mạng xã hội tăng mạnh sau Covid-19, doanh nghiệp đau đáu tìm giải pháp giữ chân khách hàng Ảnh 1
Sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng dần chuyển sang mua sắm trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội

Về sự thay đổi hành vi này, một số chuyên gia nhận định, người mua sắm trên các trang mạng xã hội không chỉ đọc thông tin và nhấp vào nút “mua ngay” hiển thị trên quảng cáo, phần lớn họ đang sử dụng mạng xã hội trong mọi giai đoạn của hành trình mua hàng. Nắm bắt thực tế này, các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng khi đại bộ phận đồng ý rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng xã hội đã gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. 

Đây là nhận định được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ chuyển đổi số và thương mại điện tử đưa ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến - VOMF 2022 với chủ để “Social Marketing” do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức ngày 20/10 tại Hà Nội.

Với 4 phiên thảo luận, nhiều chuyên gia, diễn giả và đại diện DN đã chia sẻ những kinh nghiệm, cùng nhau cập nhật những xu hướng mới nhất, những biến động, những đổi mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian vừa qua. Đồng thời định hướng các giải pháp và cơ hội hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, góp phần mở rộng thị trường, nâng cao thị phần của các DN trong nước.

Mua sắm qua mạng xã hội tăng mạnh sau Covid-19, doanh nghiệp đau đáu tìm giải pháp giữ chân khách hàng Ảnh 2
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Thảo luận về chủ đề “Shoppertainment: Xu hướng thương mại giải trí”, ông Châu Triệu Tâm, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Công ty CP Công nghệ Sapo chi nhánh TP.HCM chia sẻ, sự phát triển của mô hình mua sắm giải trí cũng đặt các nhà bán hàng vào một cuộc cạnh tranh mới. “Để nắm bắt được cơ hội, các nhà bán hàng nên sớm bắt kịp với việc xây dựng một trải nghiệm khách hàng liền mạch, kết nối đa kênh để thu hút các khách hàng quan tâm đến dịch vụ, chốt giao dịch và tăng doanh thu thay vì các hoạt động giải trí đơn thuần”, ông Tâm khuyến cáo.

Thời gian qua, các doanh nghiệp đang bắt đầu coi mạng xã hội là một kênh dịch vụ khách hàng quan trọng, khi đại bộ phận đồng ý rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng xã hội đã gia tăng giá trị cho DN. Xu hướng mua sắm nổi lên trong thời gian gần đây chính là Shoppertainment (mua sắm online kết hợp giải trí) tạo cảm giác cho người mua online như đang mua ở chợ hay cửa hàng truyền thống.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng đưa ra nhận định: "Qua 2 năm dịch, hành vi mua hàng của người tiêu dùng đã hoàn toàn thay đổi. Sự dịch chuyển mua sắm lên trực tuyến tăng nhanh gấp 3 lần so với trước đó. Và doanh nghiệp đối mặt với tình huống bắt buộc phải thay đổi để tiếp cận nhóm khách hàng đã thay đổi hành vi này".

Nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, để tối ưu doanh số, tối ưu chi phí tiếp thị và nâng cao lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải bảo đảm sản phẩm có mức giá tốt, đáp ứng nhu cầu rộng lớn của khách hàng, liên tục tìm kiếm khách hàng mới và tối ưu chi phí vận hành. 

Theo đó, 3 vấn đề mà nhà bán hàng phải đối mặt và ưu tiên giải quyết đó là: Bài toán cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng muốn gì, từ đó đưa ra những sản phẩm và xây dựng những chương trình mới thu hút và giữ chân khách hàng; làm sao để có lượng khách hàng trung thành, quay lại nhiều lần mua sắm…

Xem thêm: Phỏng vấn Phạm Thoại | Lỗ tiền tỉ khi bị bùng hàng và màn đối đáp cực gắt

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất