Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Mưa lũ Hà Tĩnh: Kẻ gồng mình chạy lũ, người vô tư hát… karaoke

Cuộc sống của bà con nơi đây vẫn tồn tại những mảng màu khác nhau. Vui có, buồn có bởi họ đã biết cách thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh trong mùa mưa lũ.

Trong vòng chưa đầy 1 tháng trở lại đây, cuộc sống của đồng bào miền Trung chưa lấy một phút êm đềm khi có đến 2 trận lũ xảy ra liên tiếp, chỉ cách nhau vỏn vẹn 2 tuần. Người dân khắp cả nước không khỏi xót xa trước những hình ảnh oằn mình chống chọi với lũ đến mệt mỏi, hao gầy của cư dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, là những nơi trực tiếp chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão lũ vào ngày 17/10 và gần đây nhất là ngày 01/11.

Trên mạng xã hội, những hình ảnh phản ánh chân thực về thực trạng “sống chung với lũ” của bà con tại mảnh đất đầu sóng ngọn gió này đã gây nên niềm xúc động rất lớn cho nhiều người. Nhưng không vì thế mà tinh thần của tất cả người dân miền Trung đều chìm trong sự u buồn hay nặng nề. Xét về thực tế mà nói, mỗi năm người dân nơi đây đều phải chuẩn bị tinh thần sống chung với lũ, nên đôi lúc có cảm tưởng họ đã quá quen với cuộc sống mỗi khi lũ đổ về. Ngay cả khi sống trong những tháng ngày khó khăn nhất bởi sự hoành hành của thiên tai thì cuộc sống của con người vùng lũ vẫn có những mảng màu đa dạng với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Lắm lúc, ở nơi này vẫn diễn ra những hoạt động vui vẻ như cuộc sống thường ngày trong khi ở một vài chỗ khác, cảnh tượng chạy lũ vẫn cứ tiếp diễn.

Lũ cứ chảy, người vẫn hát

Mới đây, trên fanpage Hà Tĩnh, một clip được đăng tải với độ dài hơn 2 phút đã ghi lại sự “nhộn nhịp” của một số bà con miền Trung khi vừa hát vừa nhảy múa vô cùng lạc quan mặc dù dưới chân họ là dòng nước lũ đang chảy khá mạnh. Theo như quan sát trong clip, dường như đây là khung cảnh của một đám cưới với sự xuất hiện của một “ca sỹ” chính, với những cành hoa trên tay, đang say sưa hát bài “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”. Bên cạnh là nhóm “phụ họa” với đầy đủ thành phần già, trẻ, gái, trai cùng nhau vô tư nhảy múa theo nhạc và hò reo náo nhiệt quên đi cả nghịch cảnh là nước lũ đang ngập ướt đến đầu gối.

lu-mien-trung

Người phụ nữ áo xanh say sưa hát giữa đường, bên cạnh là các cô gái và những phụ nữ trung niên khác cùng hưởng ứng, nhảy múa để góp thêm phần sinh động. Tinh thần lạc quan của bà con nơi đây đã khiến dòng nước chảy dưới chân họ trở thành vô nghĩa. (Ảnh cắt ra từ clip)

lu-mien-trung-01

Cụ già (áo đen) vừa cầm hoa vừa nhún nhảy theo nhạc.

Trong clip có cả cụ bà dù đã cao tuổi nhưng vẫn nhún nhảy một cách rất nhiệt tình, và đến cả người phụ nữ dù đang phải bế con trên tay cũng tham gia vào cuộc vui này. Người dân ở đây dường như đã quá quen thuộc với cảnh lụt lội, họ chẳng quá lo ngại với việc đẫm mình dưới dòng nước để vui đùa. Có khi đó cũng là cách để tạm quên đi những cực nhọc, khốn khó vẫn xảy đến với họ chăng? Cư dân mạng, người thì cười ngất, người lại lấy làm khó hiểu khi chứng cảnh tượng lạ lùng này.

https://www.youtube.com/watch?v=Xq2MBWrLgno

Clip hoàn chỉnh ghi lại những giây phút “hát quên lũ về” của bà con nơi đây.

Rơi nước mắt đưa tang người thân trong nước lũ mênh mông

Đối lập hoàn toàn với hình ảnh vui tươi nhảy múa, ca hát trên là những khoảnh khắc khiến con người trầm ngâm cho nghịch cảnh chống chọi kiên cường với thiên tai của bà con miền Trung. Nước vẫn chưa ngừng chảy, lũ vẫn chưa ngừng rút, ấy vậy mà bà con vẫn phải đội mưa, vất vả đưa tang trong mưa bão, không có giấc ngủ trọn vẹn đến một đêm vì lũ có thể dâng cao bất cứ lúc nào.

01

Bà con đội vải mưa, che dù để đưa tang tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh trên con đường biển nước mênh mông. (Ảnh Fanpage)

02

Người dân vất vả đưa quan tài bằng đò và phải giăng vải bạt để che chắn cho chiếc quan tài. Trong ảnh, người đàn ông ngồi sát mép đò, một tay cầm chiếc vải bạt, một tay bám vào thành quan tài trông vô cùng chông chênh, nguy hiểm. (Ảnh Fanpage)

03

Bà con phải trực lũ cả đêm, lũ ngập sát mép giường.

04

Người dân tại huyện Hương Khê nhanh chóng di dời tài sản bằng xe kéo. Chiếc xe máy có lẽ là tài sản quý giá nhất của mỗi hộ dân. Người vất vả chống giữ, người cố hết sức kéo xe bước đi trong dòng nước ngập quá cả đầu gối. (Ảnh Fanpage)

05

Nước vẫn không ngừng dâng cao, bà con chật vật di dời, vận chuyển đồ đạc và gia súc

06

07

Với người nông dân, đây có thể coi là tài sản quý giá nhất

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Thục Chinh

Được quan tâm

Tin mới nhất