Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Mẹ đẻ' body art Việt Nam: 'Vẽ nude khi chỉ có 2 người là thể hiện sự không tôn trọng bản thân của cả người mẫu và họa sĩ'

Là một trong những người đầu tiên của môn nghệ thuật bodyart, body paiting Việt Nam, họa sĩ Mỹ Hạnh đã có những trải lòng rất thật về chuyện đời, chuyện nghề của mình.

“Làm đủ việc để có thể nuôi dưỡng đam mê”

Họa sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là một trong những người có công đưa nghệ thuật Body Art - thực hiện Nhân Tượng chuyên nghiệp đầu tiên về Việt Nam (Sách Kỷ Lục Việt Nam công nhận 2007). Với tài năng và tiếng tăm của mình, nhiều người không khỏi chép miệng làm nghệ thuật chắc hái bộn tiền. Chỉ cần vài nét cọ trên người mẫu là kiếm được thu nhập đáng mơ ước mỗi ngày

Họa sĩ Mỹ Hạnh - mẹ đẻ của nghệ thuật Body Art Việt Nam.

Nhưng sự thật hoàn toàn không phải như vậy, họa sĩ Mỹ Hạnh trải lòng: “Mình phải làm đủ nghề để có thể nuôi dưỡng đam mê làm nghệ thuật. Vẽ Body Art hay Body Paiting chỉ thường để triển lãm hoặc sự kiện nhằm thu hút khán giả tham quan, chứ đâu phải công việc có mỗi ngày mà đủ chi phí trang trải cho cuộc sống. Vậy nên, công việc chính của mình là thiết kế đồ họa, mình còn dùng tiền làm ra để đầu tư lại cho nghệ thuật Body Art - Body Painting, chứ làm họa sĩ đơn thuần khó lòng mà sống được với nghề”.

Dù công việc vẽ trên cơ thể người nhiều bấp bênh nhưng bằng tấm lòng yêu nghề, mong muốn phát triển nghệ thuật nước nhà, chị Mỹ Hạnh đã gắn bó với nó ngót nghét hơn chục năm. “Kỷ niệm với nghề thì không thiếu, nhưng đáng nhớ nhất là một lần mình được đi vẽ cho sự kiện thời trang ở ngoài đảo. Hôm đó, chiếc giày của mẫu bị hư, nhưng đang ở giữa đảo và chương trình đã diễn ra, không còn cách nào khách mình liền ngụy trang cho cô ấy bằng một đôi giày vẽ trên da. Đôi giày giống thật tới độ, quan khách không nhìn ra, mãi tới lúc xong chương trình mình nói lại với ban tổ chức thì nhận được lời khen tấm tắc vì quá chân thật. Đó là khoảnh khắc Hạnh không bao giờ quên”. 

Mẫu người cũng chỉ như một tấm toan, chấp nhận vẽ nude khi chỉ có hai người là sự không tôn trọng bản thân của người mẫu và họa sĩ

Làm họa sĩ cực là thế, lương bèo bọt là thế, nhưng những gì họa sĩ Body Art - Body Painting Việt nhận lại chưa hề xứng đáng với công sức bỏ ra. Nói về những góc khuất của nghề, về sự nhìn nhận chưa đúng của một bộ phận khán giả khiến họa sĩ Mỹ Hạnh không khỏi chạnh lòng.

Tác phẩm “Chim Công” do họa sĩ Mỹ Hạnh thực hiện, vẽ trên người mẫu Đàm Thu Trang (Ảnh: Lê Thiện Viễn)

Nếu với họa sĩ thông thường, tấm toan là họa cụ để họ phô diễn nét cọ, thì họa sĩ body paiting thay thế tấm toan bằng người mẫu. Điều khác biệt nhất của loại hình nghệ thuật này là tác phẩm vẽ trên mẫu sẽ không tồn tại lâu dài. Vì vậy, mỗi thời khắc còn ngự trị trên cơ thể người trong body paiting đều vô giá.

Tuy nhiên, không ít người chiêm ngưỡng nghệ thuật hiện nay, thường chỉ chăm chăm vào việc mẫu đẹp hay xấu mà không quan tâm đến tác phẩm được thể hiện trên body mẫu, đó là sự xúc phạm đối với họa sĩ. Nói về vấn đề này, chị Hạnh trải lòng: “Truyền thông khai thác nghề này luôn chăm chăm vào góc độ giới tính và sự tiếp xúc giữa mẫu và họa sĩ. Đây là nhìn nhận làm méo mó nghề. Khi đã tự nhận là 1 nghệ sĩ body painting chân chính thì trong mắt người họa sĩ đó đã vô cảm với những thứ trần tục. Người mẫu chỉ như 1 tấm toan, thay vì chăm chú vào mẫu đẹp xấu, sao mọi người không hỏi người họa sĩ đã làm được gì trên nền cơ thể đó và mang đến thông điệp gì?'.

Họa sĩ Mỹ Hạnh và nữ Hoàng Dance Sport Khánh Thi với bức vẽ mang thông điệp bảo vệ môi trường

Thẳn thắn chia sẻ về góc khuất gạ tình lấy tiếng của một đồng nghiệp cùng ngành vừa qua, chị Hạnh cho rằng, các ê-kíp làm body painting chuyên nghiệp luôn có từ 6 - 10 người, không bao giờ có chuyện 1 họa sĩ, 1 người mẫu cùng ở trong một không gian riêng. Theo đó, bất kì cuộc làm việc nào liên quan đến mẫu nữ có nude và chỉ 2 người, đó là “sự không tôn trọng bản thân của cả họa sĩ lẫn người mẫu”.

“Tôi không phê phán người mẫu hay đồng nghiệp, cũng không quan tâm chuyện anh ấy bị oan, cô ấy bị hại, điều tôi nhận thấy là mọi thứ đã vượt quá giới hạn của sự tôn trọng, từ đó dẫn đến sự nguy hiểm”.

Bên cạnh đó, chị cũng đưa ra nhiều lời khuyên cho các bạn mẫu body paiting rằng, nghề nào cũng là cần câu cơm, người mẫu nude/body painting cũng không ngoại lệ. Chẳng có thứ nghệ thuật nào, nghề nào bắt bạn phải hy sinh đánh đổi bằng thân thể cả! “Tại sao lúc nào cũng phải cởi, trong khi các bạn có biết nó phục vụ gì cho tác phẩm hay không?”, Mỹ Hạnh nhấn mạnh thêm.

Tác phẩm body painting của Mỹ Hạnh trong khuôn khổ cuộc thi Siêu Mẫu Việt Nam với ca sĩ Ái Phương, chủ đề “Hoang dã”

Là cánh chim đầu đàn của loại hình nghệ thuật đặc biệt này, họa sĩ Mỹ Hạnh mong rằng mọi người sẽ có cái nhìn tích cực hơn với Body Painting, đừng để “chỉ vì một con sâu làm rầu nồi canh” mà đạp đổ thành quả gây dựng của rất nhiều người trong hơn 13 năm cho bộ môn này

Chị Mỹ Hạnh hướng dẫn cho cặp đôi Kỳ Duyên - Hứa Vĩ Văn trong tập 4 Khi đàn ông mang bầu.

Họa sĩ bodypainting Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là 1 trong hai giám khảo chấm điểm cho phần vẽ tranh của 3 đội chơi trong tập 4 của chương trình Khi đàn ông mang bầu. Khác với nhiếp ảnh Đỗ Long cá tính, họa sĩ Mỹ Hạnh lại rất dịu dàng đánh giá nhận xét tác phẩm của các đội chơi để đưa ra kết quả công bằng nhất.

Cùng đón xem Khi đàn ông mang bầu 2018 để thấu hiểu thêm những cảm giác, những trải nghiệm cực khổ của phụ nữ mang thai để từ đó cảm thông và trân quý mẹ bầu hơn.

Chương trình phát sóng vào lúc 20h30 thứ 5 hàng tuần trên VTV3.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trân Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất