Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Logo Saostar - Special special

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Copy Link
Chia sẻ
Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 6 bệnh nhân COVID-19 thì có 1 người bệnh tình chuyển nặng và khó thở. Tình trạng này xảy ra do phổi là mặt trận xâm lấn chủ yếu của virus SARS-CoV-2, quá trình nàycó thể làm tê liệt chức năng hô hấp.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Bệnh nhân COVID-19 có thể phát triển hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. ARDS khiến dịch nhầy tích tụ trong phế nang,các túi khí nhỏ trong phổi có chức năng vận chuyển oxy vào máu và loại bỏ carbon dioxide. Theo nghiên cứu công bố ngày 13/3 của Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, hơn 40% bệnh nhân nhiễm COVID-19 có thể phát triển thành ARDS. Ngoài ra, họ cũng có khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng khác về đường hô hấp.

Khi quá trình vận chuyển oxy bị cản trở và nồng độ oxy giảm,máy thở sẽ giúp bệnh nhân hô hấp. Trong lúc các bác sĩ bận rộn cứu chữa cho những bệnh nhân nguy kịch khác, những người nằm đây sẽ có thêm thời gian chờ đợi đến lượt mình, theo USA Today.

Song, bệnh nhân COVID-19 cần nhiều thời gian hơn. Theo nghiên cứu của Đại học Washington, con số trung bình là 10 ngày. Trong khi đó, một số báo cáo khác cho thấy họ mất 1 - 2 tuần dùng máy thở là chuyện bình thường. Một bệnh nhân trong phòng chăm sóc tích cực (ICU) có thể cần máy thở trong 3 - 7 ngày, theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ. Một khi bệnh nhân có thể tự thở, các thiết bị này sẽ được gỡ bỏ. Như vậy, máy thở không phải biện pháp điều trị mà là hình thức hỗ trợ trong khi chờ bệnh nhân hồi phục.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Máy thở nhẹ nhàng bơm không khí qua ống thở vào phổi bệnh nhân, giúp người bệnh hô hấp, nhận vào oxy và thải racarbon dioxide. Nếu tồn tại trong cơ thể mà không được đào thải, nồng độ khí carbon dioxide quá cao có thể tổn thương các cơ quan nội tạng.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ điều chỉnhkhông khí có hàm lượng oxy cao hơn để đưa vào cơ thể bệnh nhân, tùy vàonhu cầu thực tế. Bệnh nhân không thể nói chuyện vì ống dẫn đi qua dây thanh đới. Quá trình này có thể gây khó chịu, họ cần có thời gian để làm quen với cảm giác đó. Hoạt động của máy thở được theo dõi chặt chẽ để duy trì mức áp suất.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Các bác sĩ theo dõi nhịp thở của bệnh nhân mỗi phút:

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Một chế độ phổ biến khi dùng máy thở là hỗ trợ kiểm soát (AC), trong đó bệnh nhân không tự thở mà phụ thuộc vào nhịp điệu của máy, được xem là chế độ lý tưởng để giúp họ hồi phục. Trong ví dụ dưới đây, nhịp thở được cài đặt là15 lần/phút, có nghĩa là bệnh nhân sẽ được bơm không khí vào phổi sau mỗi 4 giây, bất kể họ có tự thở được hay không.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Ngay cả khi bệnh nhân cố gắng hô hấp trong khoảng thời gian nghỉ giữa các nhịp thở, máy vẫnsẽ tiếp nhận và cung cấp cùng một thể tích không khí như lúc bình thường.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Có 3 cách để giúp bệnh nhân liên kết với máy thở. Tuy người bệnh đã được dùng thuốc an thần trước khi lắp đặt máy, song quá trình đưa ống dẫn khí vào cơ thể họ sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho nhân viên y tế.

Trong những trường hợp không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường chọn để bệnh nhân hô hấp bằng cách thở máy không xâm lấn (thở máy qua mặt nạ) thay vì dùng ống dẫn. Loại máy thở này có thể được sử dụng rộng rãi ở một số khu vực, quá trình hoạt động cũng tương đối an toàn.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Đặt ống nội khí quản

Đối với phương pháp cần sự xâm lấn hơn, nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ, rửa tay sạch và khử trùng máy thở trước khi vào việc. Một bác sĩ sẽ đưa đèn soi thanh quản vào miệng bệnh nhân, dẫn ống vào khí quản.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Sau khi ống được đưa vào, một bóng chèn (vòng bít) sẽ được bơm phồng lên để giữ ống đúng vị trí và bịt kín dịch tiết. Bác sĩ lấy ống soi thanh quản ra, kiểm tra hai bên phổi bệnh nhân, đảm bảo chúng có thể được bơm khí đều rồi mới cố định ống nội khí quản vào máy thở cơ học.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Ống nội khí quản được gắn vào các đường dẫn đến máy thở cơ học.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Mở khí quản là thủ thuật tạo đường thông khí tạm thời hay vĩnh viễn cho bệnh nhân bằng cách tạo một vết mổ trong khí quản để đặt ống. Phương pháp này ít khi được sử dụng cho bệnh nhân COVID-19, bởi nó khiến nhân viên y tế gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh do các hạt khí dung siêu nhỏ chứa virus vẫn có thể lây lan trong tối đa 3 tiếng đồng hồ.

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Máy thở hoạt động như thế nào với vai trò sống còn trong cuộc chiến chống COVID-19?

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, các chuyên gia y tế liên tục cảnh báo về tình trạng thiếu hụt máy thở.

Ước tính các bệnh viện ở Mỹ đang sở hữu khoảng 160.000 máy thở, ngoài ra còn 12.700 máy khác được bảo quản trong Kho dự trữ chiến lược quốc gia liên bang. Tuy nhiên, tình trạng cung không đủ cầu sẽ xảy ra trong tương lai gần.Thống đốc bang New York và Louisiana cho biết tiểu bang của họ có thể sẽ dùng hết máy thở trong tuần này. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe của Đại học Washington dự kiến ​​đến giữa tháng 4, nước Mỹ sẽ cần thêm hơn 25.000 máy thở.

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng đó, Ford và General Motors đang thiết lập dây chuyền sản xuất, lần lượt ở Detroit và Indiana, gấp rút làm việc chế tạo máy thở.Ford sẽ chế tạo 50.000 máy thở, trong khi General Motors đặt mục tiêu sản xuất 30.000 máy. Tesla và Dyson cũng gia nhập đường đua nhằm tạo nguồn cung cho quốc gia trong tình thế nguy cấp.

Tại Việt Nam, việc đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất máy thở có ảnh hưởng sống còn đến quá trình kiểm soát dịch bệnh ở nước ta.

Công ty Metran với gần 40 năm tích lũy kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực sản xuất máy thở tại Nhật Bản do ông Trần Ngọc Phúc - Người Nhật gốc Việt - nhà sáng lập kiêm chủ tịch kết hợp với hai nhà tài trợ là Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nhanh chóng nghiên cứu cho ra đời dòng máy thở mới nhất được đặt tên là Eliciae MV20 (gọi tắt là MV20).

Dự án sản xuất 2000 máy thở này do Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư tài trợ 100% kinh phí với mục đích tặng cho Chính phủ Việt Nam. Biến tinh thần “chống dịch COVID-19 như chống giặc” bằng việc đồng sức - đồng lòng - hành động, công ty Metran Nhật Bản và hai nhà tài trợ Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã khắc phục mọi khó khăn trở ngại, khẩn trương lên kế hoạch đưa vào sản xuất sớm nhất 2000 máy thở này và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam từ tháng 4/2020 - tháng 6/2020.

Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông, ông Trần Ngọc Phúc đã chia sẻ: “Là một người con Việt Nam nhiều năm được học tập, làm việc, nghiên cứu, tiếp thu nền công nghệ cao của Nhật Bản, mặc dù ở nước ngoài nhưng mọi lúc mọi nơi, tâm trí tôi luôn hướng về quê hương Tổ Quốc”.

Trong tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam đang cần sự trợ giúp trong công cuộc phòng chống dịch, với tình yêu thương đất nước, ông mong muốn góp một phần công sức cho Việt Nam bằng tri thức và uy tín 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy thở. Đây cũng là lý do khiến ông Trần Ngọc Phúc đau đáu mang công nghệ sản xuất máy thở MV20 về Việt Nam đầu tiên, dù thiết bị này hiện được nhiều công ty sản xuất y tế nổi tiếng thế giới quan tâm và mong muốn được chuyển giao công nghệ.

Trong hành trình thực hiện ước mơ cống hiến cho Tổ Quốc, ông Trần Ngọc Phúc đã được Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư tài trợ 100% kinh phí sản xuất 2000 máy thở MV20 để tặng cho Chính phủ Việt Nam.

“Tôi cảm ơn nghĩa cử của các nhà tài trợ đã đầu tư cho dự án này. Với dự án máy thở MV20, tôi có một nguồn động lực to lớn đó là sự ủng hộ hết sức chu đáo, tận tình từ các cơ quan ban ngành của Chính phủ Việt Nam cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Đặc biệt, tôi xúc động vì đã được Thủ tướng trao đổi, giao nhiệm vụ, động viên để cả tôi và các nhà đầu tư hoàn thành máy thở MV20 một cách chất lượng nhất, nhanh nhất có thể. Bằng chứng là, lô máy thở đầu tiên trong tháng 4 đã được hoàn thành”.

MV20 là dòng máy thở được sản xuất với các chức năng hữu hiệu nhất, tiên phong kết hợp hai chức năng xâm lấn và không xâm lấn. Nhà phát minh khuyến cáo nên sử dụng chức năng xâm lấn để điều trị COVID-19 nhằm tránh lây nhiễm chéo cho bệnh nhân và các y bác sĩ.

MV20 không đơn thuần là chiếc máy thở mà còn cung cấp một giải pháp công nghệ y tế chất lượng cao, tinh hoa và thừa hưởng uy tín của gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy thở của công ty Metran.

Máy thở MV20 sử dụng công nghệ tiên tiến nhất nhưng gọn nhẹ, dễ dàng thao tác với độ chính xác cao, dễ vận chuyển. Mặc dù MV20 sở hữu công nghệ mới nhất trong ngành công nghiệp sản xuất máy thở nhưng sử dụng thiết kế gần gũi với những nút điều chỉnh quen thuộc, dễ nhận biết sử dụng với các bác sĩ, nhân viên y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh không những ở các bệnh viện trong những thành phố lớn mà còn dễ sử dụng với các bác sĩ vùng xa, trong các bệnh viện tuyến huyện. Điều này phù hợp với chiến lược phòng chống dịch 4 tại chỗ của Bộ Y Tế, Chính phủ Việt Nam.

Máy thở MV20 được thiết kế thân thiện với môi trường, với giải pháp công nghệ y tế đầy nhân bản, cố gắng tối đa bảo vệ bệnh nhân, y bác sĩ chữa bệnh và môi trường bệnh viện tuyệt đối an toàn. Máy thở MV20 cung cấp nguồn không khí tươi nguyên chất Oxy và khí nén cho bệnh nhân, tránh sử dụng không khí trong phòng bệnh - vốn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao; đồng thời có bộ phận thu hồi khí thải được xử lý để tránh lây nhiễm chéo trong môi trường khám chữa bệnh.

Máy thở MV20 có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Với tất cả ưu thế trên, máy thở MV20 đảm bảo sản xuất với thời gian nhanh nhất, số lượng lớn để kịp thời đáp ứng nhu cầu chữa bệnh trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 lan rộng với số lượng ca nhiễm tăng cao. Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát không chỉ là nhà đầu tư và tài trợ 2000 máy thở mà còn tài trợ chi phí huấn luyện đào tạo cho các bác sĩ sử dụng máy thuần thục trong thời gian ngắn nhất, đồng thời cung cấp các giải pháp bảo trì, bảo hành hiệu quả nhất cho các máy thở MV20. Tóm lại, máy thở Eliciae MV20 là giải pháp tối ưu trong công cuộc phòng chống đại dịch nCOV tại Việt Nam.

Vào lúc 14h30 ngày 20/04/2020 tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản sẽ diễn ra sự kiện lễ bàn giao máy thở MV20. Đại diện Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản thay mặt hai nhà đầu tư tài trợ Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát để nhận hai máy thở đầu tiên trong dự án 2000 máy thở MV20 được sản xuất bởi công ty Metran Nhật Bản. 2000 máy thở này được tặng cho Chính Phủ Việt Nam nhằm phòng chống đại dịch COVID-19.

Cũng trong lễ bàn giao máy thở MV20, hai nhà tài trợ Đại học Văn Lang và tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ ủy quyền cho đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao số tiền 200,000 USD cho Hội người Việt Nam tại Nhật Bản nhằm hỗ trợ giảm bớt một phần những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 đang gây ra cho người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật. Ông Trần Ngọc Phúc thay mặt Hội người Việt Nam tại Nhật Bản nhận số tiền trên.

Bài viết

Thanh Vân

Thiết kế

Yến Võ

Copy Link
Chia sẻ
Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp