19 thiếu nữ thay phiên nhau khiêng chiếc kiệu nặng hàng trăm kg đi quãng đường gần 2km ra sông Hồng rước nước trong nhiều giờ.
Làng Thổ Khối nằm bên bờ bắc sông Hồng (Cự Khối, Long Biên, Hà Nội) cùng các làng khác vào những ngày đầu tháng 2 âm lịch, lại tổ chức một kỳ hội lớn để suy tôn Thành hoàng.
Tương truyền, khi vua Lê Lợi đánh quân Minh xâm lược bị lâm nguy, ông Đào Duy Trinh (người Thanh Hóa) đã chờ thuyền giúp vua thoát khỏi vòng vây của giặc. Sau thắng lợi, vua phong chức tước cho ông, nhưng ông từ chối, xin được ở lại và xây làng, lập ấp tại đây và lấy tên là Thổ Khối. Sau khi ông qua đời, dân làng tưởng nhớ công ơn xây đền thờ và phong ông là Thành hoàng.
Trong hội có lễ rước kiệu thu hút sự chú ý của hàng nghìn người, với 8 kiệu bao gồm 6 kiệu công thần (gọi là bát cống), kiệu Ông (long đình) và kiệu Bà (song loan). Người khiêng kiệu Ông và kiệu Bà đều phải là nam thanh nữ tú, chưa kết hôn, gia đình gia giáo, nề nếp.
Làng Thổ Khối nằm bên bờ bắc sông Hồng thuộc quận Long Biên, cùng với các làng Ngô, Xuân Đỗ Hạ, Xuân Đỗ Thượng… những ngày đầu tháng 2 âm lịch tổ chức hội linh đình
Màn rước kiệu thu hút sự chú ý của hàng nghìn người. Em Hà Kiều (17 tuổi) cho biết đây là lần đầu em tham gia khiêng kiệu, thấy rất lo lắng hồi hộp, tuy nhiên cũng vinh dự vì được lựa chọn. Kiệu rất nặng nên em và 18 bạn nữ khác phải khởi động kỹ trước khi khiêng để không bị chuột rút
Rước kiệu Thánh ông, Thánh bà, các nam thanh, nữ tú được chọn nhất định phải là đồng trinh và thuộc gia đình nề nếp văn hóa
Theo làng truyền lại, kiệu Ông tức thành hoàng Đào Duy Trinh do 10 nam thanh niên khiêng và nhị vị Bà tức Xuân Dung phu nhân và Tùng Hoa phu nhân - hai phu nhân của vị Thành hoàng do 8 cô gái khiêng
Màn rước và xoay kiệu làm mê hoặc cả nghìn người tham dự hội và cả người đi đường
Những vòng xoay như không có hồi kết cứ thế vắt kiệt sức các nam thanh nữ tú rước kiệu
Quãng đường rước “các Ngài” từ đình làng Thổ Khối ra bến sông Hồng lấy nước rồi rước ngược về đình chỉ khoảng hơn 2km nhưng đi mất gần 5 tiếng
Cứ đi một đoạn ngắn kiệu lại xoay hoặc chạy ngược, thậm chí suýt ngã đổ. Kiệu Bà xoay tròn khiến các thiếu nữ không ghìm nổi
Những cô gái chân yếu tay mềm rất vất vả mới có thể giữ thăng bằng
Kiệu xoay theo một lộ trình đầy ngẫu hứng và không hề được báo trước, những người khiêng kiệu cũng không hề được luyện tập, quá nửa trong số người khiêng mới lần đầu đặt kiệu lên vai
4 người rước chính, 4 người phụ và rất đông người khác theo cạnh để thay phiên nhau hỗ trợ. Những người già trong làng cho biết, khi kiệu xoay là “Thánh” đang vui
Nam thanh niên khỏe hơn nhưng nhiều lúc cũng chật vật xoay chiếc kiệu nặng hàng trăm kg
Nhiều lúc người khiêng sơ ý hoặc bị chuột rút tưởng chừng như kiệu ngã đổ ra đường nhưng đều nhanh chóng lấy lại thăng bằng
Tuyến đường đê Long Biên Xuân Quan di chuyển khó khăn do nhiều người tò mò, các phương tiện đều phải nhường đường cho đoàn rước
Đại diện cho các bô lão trong làng múc nước giữa sông Hồng lấy nước tinh khiết của trời đất đổ đầy vào chóe. Địa điểm được chọn phải là chỗ sâu nhất, tinh khiết nhất sông, múc đủ 37 gáo thì đầy chóe. Lúc này, các cô gái rước kiệu đã được nghỉ
Đoàn rước kiệu đi từ 9h về đến đình lúc hơn 13h nhưng cũng chưa được nghỉ ngơi vì lúc này kiệu từ các làng khác sẽ ngẫu hứng sang chào hỏi, làm lễ với làng