Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Theo Tuổi trẻ Online Theo dõi Saostar trên google news

Hôm nay quốc tang 3-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh bắt đầu từ 7h tại Nhà tang lễ quốc gia Hà Nội, hội trường Thống Nhất TP.HCM và hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Đoàn Ban chấp hành trung ương viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

7h, đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước, nguyên cố vấn Ban chấp hành trung ương, Đại tướng Lê Đức Anh.

Tiếp theo lần lượt là các đoàn: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước… vào viếng Đại tướng.

Tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM, ngay từ sớm dòng người đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh đã tề tựu. Trước khi lễ viếng chính thức bắt đầu, tại phòng ghi sổ tang, có mặt sớm nhất để ghi những dòng tiễn biệt đại tướng là ông Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng trung ương Nguyễn Văn Nên và đại diện Quân khu 7, Quân khu 9.

Trong đoàn người tới viếng rất sớm ở Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) có một người đàn ông lớn tuổi với mái đầu bạc phơ.

Ông Nguyễn Văn Tòng, 90 tuổi, nhớ về người thủ trưởng cũ của mình là một vị tướng giỏi. Sau 1975, khi ông Sáu Nam là Tư lệnh Quân khu 9, ông Tòng là phó chính ủy quân khu. Sau này, ông Tòng chuyển sang công tác trong ngành văn hóa, còn ông Sáu ra trung ương, khi trở lại TP.HCM vẫn thường gặp gỡ những người đồng chí, đồng đội cũ của mình. “Ông ấy là một vị tướng giỏi. Tôi nhớ ông đến suốt đời” - ông Tòng nói.

Trong dòng người vào viếng Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh sáng nay có những người đã đến từ TP HCM để “tháp tùng” Đại tướng đoạn đường cuối về TP.HCM - nơi Đại tướng chọn làm chốn an nghỉ cuối cùng.

Đó là ông Nguyễn Hồng Thái - người cận vệ đã theo Đại tướng gần 40 năm cho tới tận ngày ông nghỉ hưu. Hiện ông đang sống cùng gia đình tại TP.HCM

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thắp hương viếng Đại tướng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thắp hương viếng Đại tướng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo viếng Đại tướng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đoàn Chủ tịch nước do Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm trưởng đoàn vào viếng Đại tướng Lê Đức Anh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các lãnh đạo đến viếng Đại tướng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM - Ảnh TỰ TRUNG

Các lãnh đạo đến viếng - Ảnh: TỰ TRUNG

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân thắp hương viếng Đại tướng - Ảnh: TỰ TRUNG

Một vị tướng tài, gắn bó sâu nặng với nhân dân Nam Bộ 

Trong sổ tang, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ lòng tiếc thương “Một vị tướng tài ba, quả cảm, trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, gắn bó sâu nặng với nhân dân Nam Bộ, với quân dân Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM. Một nhà lãnh đạo xuất sắc, có tầm nhìn sâu rộng trong những vấn đề chiến lược… “.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân ghi sổ tang - Ảnh: TỰ TRUNG

Một vị tướng “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”

Tại hội trường Thống Nhất, TP.HCM, đến viếng Đại tướng có rất nhiều đoàn từ các đơn vị quân đội, công an. Thay mặt đảng ủy Bộ tư lệnh Quân khu 7, tư lệnh - trung tướng Võ Minh Lương viết trong sổ tang: “Đại tướng Lê Đức Anh - một nhà chính trị lớn, nhà quân sự tài ba, luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, có tư duy sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Một chiến sĩ cách mạng tài trí kiên cường, một vị tướng, vị tư lệnh, chính ủy đức độ, tài năng suốt đời gắn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc”.

Còn thiếu tướng Huỳnh Chiến Thắng viết: “Đảng ủy Bộ tư lệnh qQân khu 9 và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang quân khu vô cùng thương tiếc Đại tướng Lê Đức Anh. Đồng chí là một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta. Đồng chí đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự phát triển, đổi mới của đất nước Việt Nam…”.

Đại diện Công an TP.HCM ghi trong sổ tang: Trong 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh cứu nước vì nền độc lập dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam. Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn lao với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Đại diện Tổng giáo phận TP.HCM: Vĩnh biệt một nhà lãnh đạo tài ba 

Trong buổi sáng, đại diện các tổ chức tôn giáo đã tới viếng Đại tướng Lê Đức Anh. Thay mặt các hồng y, các giám mục, linh mục, tu sĩ và toàn thể giáo dân Công giáo của Tổng giáo phận TP.HCM, linh mục Đỗ Mạnh Hùng, giám quản tông tòa, chia buồn sâu sắc cùng toàn thể gia quyến. Linh mục giám quản tông tòa ghi trong sổ tang: “Vĩnh biệt ngài Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Vĩnh biệt nhà lãnh đạo tài ba đã góp phần to lớn cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam”.

Đoàn Quân ủy trung ương - Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu vào viếng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đoàn Đảng ủy Công an trung ương - Bộ Công an do đại tướng Tô Lâm dẫn đầu vào viếng Đại tướng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ông Nguyễn Văn Tòng, 90 tuổi, nhớ về người thủ trưởng cũ của mình là một vị tướng giỏi - Ảnh: MAI HƯƠNG

Đại diện học sinh TP Hà Nội, các em học sinh Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng) đợi vào viếng Đại tướng - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Trên sân Nhà tang lễ Quốc gia Hà Nội, trong lúc đợi vào viếng Đại tướng - nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng Hội Tàu không số Việt Nam, Đại úy Nguyễn Đình Quốc - thuyền phó của một tàu không số trong Đoàn tàu không số - Đường Hồ Chí Minh trên biển - chia sẻ niềm xúc động khi về viếng Đại tướng.

Ông Quốc cho biết, những tháng ngày gian lao của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thế hệ các ông đã vượt bao thử thách, lập nhiều chiến công chính là nhờ vào niềm tin mãnh liệt ở lý tưởng cách mạng và ở tấm gương dũng cảm và tài năng của một thế hệ lãnh đạo của đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và đại tướng Lê Đức Anh…

Ông Quốc (thứ hai từ trái sang) và Hội tàu không số Việt Nam đợi vào viếng Đại tướng - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Quảng trường Ba Đình sáng 3-5 - Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+

Đúng 6h sáng 3-5, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, nghi thức treo cờ rủ được tiến hành, bắt đầu Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng trong 2 ngày 3 và 4-5. Cũng trong thời gian này, tất cả các cơ quan, công sở, nơi công cộng đều treo cờ rủ và ngừng tất các cả hoạt động vui chơi, giải trí.

undefined
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Tuổi trẻ Online

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới