Lê Đắc Lâm: Biến 16 tỷ thành 1000 tỷ sau 3 năm - 'Tiền là thước đo của thành công'

Lê Đắc Lâm: Biến 16 tỷ thành 1000 tỷ sau 3 năm - 'Tiền là thước đo của thành công'

Logo Saostar - Special special

Lê Đắc Lâm: Biến 16 tỷ thành 1000 tỷ sau 3 năm - 'Tiền là thước đo của thành công'

Copy Link
Chia sẻ

Nếu được hỏi, nhân viên trong công ty thường nhận xét về mình như thế nào, Tổng Giám đốc VnTrip Lê Đắc Lâm thường sẽ không trả lời vì anh tin rằng, khi tự mình nói ra sẽ mất đi sự khách quan. Nhưng có một lần gặp gỡ chúng tôi, CEO 8x khoe một tấm thiệp điện tử được thiết kế riêng ghi những dòng chia sẻ nói về tình yêu thương mà tập thể nhân viên công ty dành cho anh mặc dù mối quan hệ sếp - nhân viên đôi khi cũng “mưa nắng thất thường”.

Theo lời nhân viên trong công ty, Lê Đắc Lâm là vị sếp cầu toàn, khó chiều nhưng trên hết, họ luôn tin tưởng và dành trọn cho anh niềm yêu quý, trân trọng. Đó có lẽ cũng là lý do khiến một công ty startup trải qua bao khó khăn như VnTrip vẫn luôn có những người đồng hành để xây dựng nên những thành quả đáng tự hào với mức định giá lên đến 1000 tỷ VNĐ ở thời điểm hiện tại.

Người ta thường nói các công ty starup sẽ có khoảng thời gian đầu rất gian khổ, vất vả. Không biết điều này có đúng với công ty anh đang làm việc và cống hiến? Nếu đúng thì trong quãng thời gian đó, có kỷ niệm nào làm anh nhớ nhất? 

Tôi nhớ ngày đầu thành lập, công ty lúc ấy chỉ là một căn phòng nhỏ nằm ở ĐH Đại Nam (ngôi trường do ông Lê Đắc Sơn - bố ruột của anh Lâm làm CTHĐQT - PV). Phòng ốc chật hẹp, ứng viên đến phỏng vấn có lúc đã phải xếp hàng đứng gần nhà vệ sinh. Điều này vô tình khiến lời mời, mức đãi ngộ mà chúng tôi đưa ra ít nhiều giảm đi sức hấp dẫn. Việc “săn” người tài vì thế cũng gặp không ít khó khăn.

Đó là lúc tôi quyết định phải mở rộng không gian làm việc. Tôi mạnh tay thuê văn phòng rộng 400 m2 khi mới chỉ có 6-7 nhân viên. Ai cũng bảo đấy là quyết định liều lĩnh nhưng thực tế, chỉ sau 6 tháng mặt sàn đó đã quá chật so với sự phát triển của chúng tôi.

Về sau, tôi lại khá khó khăn trong việc thuê thêm diện tích văn phòng ở cùng khu vực do nhu cầu lớn quá. Hiện tại, công ty đã có văn phòng ở HN và TP.HCM với hơn 300 nhân sự.

Lập nghiệp chắc chắn cần một khoản vốn lớn, không biết anh đã huy động nguồn tiền như thế nào hay là tự dốc hầu bao từ những gì mình từng tiết kiệm được?

Tôi nghĩ là mình có duyên và đủ năng lực để thuyết phục mọi người đầu tư cho mình. 16 tỷ là số vốn ban đầu mà tôi có để trang trải cho công ty.

Năm đó tôi bước sang tuổi 30, sau khi đã khởi nghiệp nhiều lần rồi. Số tiền này không quá lớn nên tôi nhanh chóng có thể triển khai công việc sau khi có sự hậu thuẫn từ một số anh em, mà đáng kể nhất là anh Huy Nhật, người đồng sáng lập với tôi.

Với hình mẫu về một công ty book phòng khách sạn của Trung Quốc được định giá 20 tỷ đô, tôi thấy có rất nhiều cơ sở để tạo nên những cú đột phá trong lĩnh vực được đánh giá là mũi nhọn kinh tế này.

Ai cũng biết anh có bố là Nguyên Tổng giám đốc VPBank và hiện là Chủ tịch HĐQT trường ĐH Đại Nam nhưng tại sao anh không quyết định đi theo con đường nối nghiệp gia đình?

Dù rất hợp bố trong vấn đề kinh doanh nhưng tôi nghĩ, làm chung với gia đình luôn khá phức tạp và gò bó. Nhiều bạn bè của tôi làm việc cho doanh nghiệp gia đình, nhưng tôi thì chọn thoát ra ngoài.

Khi mình làm việc với các bậc phụ huynh, có rất nhiều cái khó để có thể trao đổi sòng phẳng được, vì thế tôi thích tự làm bên ngoài và nếu sau này có tiếp quản lại thì lúc đó mình cũng có một vị thế khác, không chỉ với bố mẹ mà cả với những nhân viên trong các công ty của gia đình.

Vậy có khi nào anh nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình?

Có chứ! (Cười).

Trước đây cũng có những lúc khó khăn mà tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ.Vì hồi bé tôi rất nghịch, lại khá “ăn chơi” nữa nên không ít lần gây ra phiền phức cho gia đình. Tuy nhiên, đó là chuyện ngày xưa, khi mình còn trẻ, còn bây giờ có gia đình riêng rồi nên tất cả mọi thứ phải tự lập.

Tôi nghĩ đến bây giờ mà để bố mẹ phải suy nghĩ về công việc của mình hoặc lo lắng cho mình nữa thì đó là một cái tội. “Trẻ cậy cha, già cậy con” - đến bây giờ là lúc phải báo hiếu cha mẹ rồi, chứ không thể để họ lo lắng cho mình nữa.

Để gọi vốn thành công, trở thành công ty được định giá 1000 tỷ như hiện tại, anh đã phải thuyết phục bao nhiêu nhà đầu tư?

Thực ra là rất nhiều. Tôi gọi vốn từ rất nhiều người và cũng không ít người từ chối. Mỗi lần thất bại, tôi lại có thêm bài học mới.

Có nhiều người thẳng thắn đã từng nói rằng, họ không tin vào thị trường booking khách sạn ở Việt Nam. Có nhà đầu tư cho rằng, doanh nghiệp Việt không có cửa cạnh tranh ở lĩnh vực này, lại có nhà đầu tư nói thẳng rằng họ không thích tôi, hay đơn giản là họ chê đắt.

Có nhiều lý do để họ từ chối, những điều đó luôn luôn ám ảnh, luôn khiến tôi trăn trở hàng ngày. Tôi phân tích lại những gì họ chia sẻ để xem làm sao mình có thể cải thiện được cho lần sau. Và cứ mỗi một lần bị từ chối thì mình lại càng hoàn thiện mình hơn, đến khi đạt được mục địch của mình thì thôi.

Giờ đây, khi đã gọi vốn thành công, anh nghĩ đó là nhờ điều gì?

Phải nói là trong những lần gọi vốn chúng tôi gặp rất nhiều may mắn và được nhiều người hỗ trợ. Anh Huy Nhật cũng chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và bài học với tôi nên đó là một lợi thế lớn. Nhưng ngoài may mắn và những lợi thế ra, để thực sự đến được đích thì vẫn phải là sự kiên nhẫn và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Tôi nghĩ là làm cái gì muốn thành công thì cũng phải quyết tâm đến cùng và tìm mọi phương án để đạt được mục đích của mình.

Anh nghĩ sao khi có nhiều người gọi anh là “đại gia nghìn tỷ”?

Tôi không thích danh xưng đó. Công ty được rót vốn thành công nhưng bản thân công ty còn rất nhiều mục tiêu phía trước để phấn đấu. Tôi không quá quan tâm đến tiền bạc nhưng tiền lại là thước đo của thành công nên tôi rất máu kiếm tiền, và vì thế tôi vẫn có nhiều tham vọng cho công ty và một số dự án khác của mình. Còn thực ra với tôi, nếu có thêm tiền nữa cũng không ảnh hưởng lắm đến chất lượng cuộc sống.

Bài viết

Vương Phi

Thiết kế

Tuấn Lê

Copy Link
Chia sẻ
Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp