Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Lâm Vinh Mậu - Chuyện về hai anh em bán chè tàu lâu đời ở Sài Gòn

Lâm Vinh Mậu là xe chè Tàu đã có thâm niên hơn nửa thế kỷ, nằm lặng lẽ giữa khu trung tâm sầm uất. Bên ngoài kia là âm thanh của cuộc sống hối hả, thì ở đây vẫn có một thứ âm thanh riêng biệt. Thanh âm của thời gian, được giữ và kể bơi hai anh em bán chè Tàu.

Căn bếp lửa cháy suốt hơn nửa thế kỷ 

Nằm lọt thõm trên con đường Nguyễn Thái Bình, quận 1 mà nếu chạy vội quá chắc là bạn sẽ dễ dàng vụt qua xe chè Lâm Vinh Mậu. Chiếc xe bán chè Tàu, đã hơn nửa thế kỷ.

Một góc bảng hiệu cũ viết địa chỉ của xe chè.

Một góc bảng hiệu cũ viết địa chỉ của xe chè.

Người dân quanh khu này đã quen gọi cái xe “cũ” ấy là chè Tàu đêm, bởi dĩ chè ở đó bắt đầu dọn hàng vào 7h tối và bán cho đến tận nửa đêm. Tôi đã may mắn được gặp “những” chủ nhân của xe chè ấy vào một buổi tối Sài Gòn rất đỗi bình thường, họ là hai anh em ruột và cả hai người đều đã ngoài 50.

Chú Sơn năm nay đã ngoài 50 tuổi là người anh hằng ngày đẩy xe chè ra gốc đường Nguyễn Thái Bình lúc 7h tối.

Chú Sơn năm nay đã ngoài 50 tuổi là người anh hằng ngày đẩy xe chè ra gốc đường Nguyễn Thái Bình lúc 7h tối.

Và chú Sơn, là người em sẽ bán đến 9h tối sau đó đi ăn cơm và quay về dọn hàng lúc 12h đêm.

Và chú Hưng, là người em sẽ bán đến 9h tối sau đó đi ăn cơm và quay về dọn hàng lúc 12h đêm.

Họ tỉ mỉ trong từng thao tác. Dễ thấy được những nâng niu, trân trọng mà hai anh em ông Sơn và Hưng dành cho xe bán chè gia truyền này,

Họ tỉ mỉ trong từng thao tác. Dễ thấy được những nâng niu, trân trọng mà hai anh em ông Sơn và Hưng dành cho xe bán chè gia truyền này,

Bằng chất giọng hào sảng nhưng ấm áp của một người đàn ông gốc Hoa luống tuổi, chú Sơn bắt đầu kể về nguồn gốc của xe chè.

Chủ đầu tiên của xe chè này người chú của hai anh em họ, ông Lâm Vinh Mậu. Ông lưu lạc từ Trung Quốc sang đây và đã làm qua nhiều nghề. Sau cùng được một người bạn truyền lại cho nghề chè này, vào năm 1958 xe chè chính thức được khai trương.

 Những khách hàng bên xe chè Tàu lâu đời.

Những khách hàng thân thiết bên xe chè Tàu lâu đời.

Người ở lại tiếp nối truyền thống gia đình

Sau khi người chú sang Mỹ định cư, hai anh em của chú Sơn và chú Hưng được giao phó lại công việc kinh doanh của gia đình. Đấy là vào năm 1991, đến nãy đã là 25 năm ròng.

Xe chè bán đủ những loại chè Tàu đặc trưng, từ chè hột gà ngâm trà đến hạt sen, củ năng… Nổi tiếng hơn cả ở đây là món hạnh nhân, bởi mùi thơm tự nhiên không có chút hóa chất. Chú chia sẻ rằng một ngày mất tầm 6-8 tiếng cho công việc này.

Những nguyên liệu luôn tươi ngon nhất và được chăm chút kỹ lưỡng.

Những nguyên liệu luôn tươi ngon nhất và được chăm chút kỹ lưỡng.

Chè hột gà trà là một trong những món nổi tiếng ở đây.

Chè hột gà trà là một trong những món nổi tiếng ở đây.

Chúng tôi kiên nhẫn ngồi chờ chú Hưng xếp từng loại nguyên liệu một cách ngay ngắn và bắt mắt. Chú làm mọi thứ một cách khoan thai, mà thật có gì để vội cho một xe chè đã đi vào lòng người Sài Gòn hằng chục năm trời.

Củ năng là loại nguyên liệu được chế biến kỹ lưỡng và đòi hòi nhiều thời gian, và theo chú thì những ai không kiên nhẫn sẽ không bao giờ nấu được chè ngon.

Củ năng là loại nguyên liệu được chế biến kỹ lưỡng và đòi hòi nhiều thời gian, và theo chú thì những ai không kiên nhẫn sẽ không bao giờ nấu được chè ngon.

Theo chú, nguyên liệu phải được chọn loại một tức là loại ngon nhất còn phải được nấu tỉ mỉ loại nguyên liệu nào sẽ đi với loại nước nào chứ không được phối trộn lung tung. Với chú, nấu chè còn là bỏ cái tâm cái lành nghề vào đấy mới nên được thứ chè ngon nhất.

Hằng ngày cứ như vậy, hai anh em chú thay phiên nhau bán ở cái xe nhỏ đó. Khách quen đến rất đông, ăn chè và chuyện trò với ông chủ chè đáng mến. Họ nói với nhau, như những người hàng xóm đã quen thân lâu lắm rồi.

Dù sao thì bếp lửa vẫn cháy trong lòng Sài Gòn

Tôi hỏi chú, sau hai chú thì ai sẽ là người kế nghiệp. Cả hai đều cười xòa và nói chắc chắn không phải con chúng tôi rồi. Chúng nó đều ăn học thành đạt, phải cho tụi nó được làm cái nghề mình muốn chứ. Chắc là em gái tôi sẽ bán tiếp thôi, dù thế nào cũng phải bán chè. Nhiều hôm có việc quá chúng tôi nghỉ bán, cứ thấy thấp thỏm vì sợ khách quen họ đến mà không gặp thì họ buồn lòng.

Nụ cười bình dị của người đàn ông nửa đời người gắn bó với nghề chè.

Nụ cười bình dị của người đàn ông nửa đời người gắn bó với nghề bán chè.

Và đôi bàn tay luôn giữ cho những điều đẹp đẽ này còn mãi với cuộc đời.

Và đôi bàn tay luôn giữ cho những điều đẹp đẽ này còn mãi với cuộc đời.

Có ở đấy, ăn bát chè ngọt thanh dịu mát và nghe những tâm tình của người Sài Gòn lâu đời thì mới thấm thía được nỗi niềm của những người cứ trăn trở giữ lấy nghề. Dù rằng cái nghề này, người đời họ đến rồi lướt nhanh đi chứ chẳng trọng vọng gì. Nhưng tôi nghĩ các chú cũng chẳng cần gì cả, lời chú Hưng nói khi tôi hỏi nếu không làm nghề bán chè thì chú sẽ chọn làm nghề gì khác vậy chú? Chú nói giọng hiền lành nhưng vang mãi trong tâm trí tôi cả khi ra về : “Tôi vẫn bán chè thôi, phải có người vầy người khác chứ ai cũng đòi giàu hết thì ai nghèo đây?”

anhembanchesaigon11-20160522doc

“Chú không nghèo đâu chú ơi, gia tài của chú đâu phải chỉ có xe chè kia. Mà còn là một cuộc đời dài chú đã đi, đã lao động và yêu lao động. Chỉ bấy nhiêu thôi, đã khiến hai chú là “ triệu phú” thời gian.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất