Theo tín ngưỡng dân gian, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại thực hiện lễ thả cá chép tiễn "ông Công ông Táo" chầu trời. Năm nay, nhiều người "chơi trội" khi mua hàng chục kg cá chép mang ra Hồ Tây thả.
Sau khi tiến hành làm lễ cúng ông Công, ông Táo, nhiều người mang cá chép ra sông, hồ để thả. Theo tục cổ truyền, người Việt tin rằng, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Với mong muốn có một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, cho nên ngay từ sáng sớm ngày 20/1 (tức 23 tháng Chạp), một số người dân đã mang cá chép ra thả ở hồ Tây (Hà Nội), tiễn ông Công ông, Táo về trời.
Đối với nhiều người, khoảnh khắc thả cá xuống sông, hồ thường mang cảm xúc đặc biệt và thiêng liêng. Họ thường chọn cá chép vàng vì theo quan niệm tâm linh, cá chép là phương tiện đưa Táo quân về trời.
Nhiều người còn mang hẳn thùng cá chép với số lượng lớn (hàng chục kg), sau đó chia thành những chậu nhỏ để thả xuống Hồ Tây.
Theo chia sẻ của chị Hồng, trong chậu có những con cá chép nặng gần 2 kg. Chị quan niệm thả cá là do tâm của mỗi người, không quy định về mặt số lượng. “Năm nay nhà tôi có lộc, làm ăn khấm khá, con cái khỏe mạnh nên muốn cảm ơn bậc tối thượng đã phù hộ cho gia đình”, chị Hồng cho hay.
Sau khi thả cá chép, nhiều người còn cầu khấn.
Cô gái trẻ này một tay cầm túi bóng đựng cá chép vàng, một tay cầm điện thoại đọc lại bài cúng.
Đối với nhiều người, thả cá chép tiễn Táo quân về trời cũng là thời điểm nhìn lại một năm được - mất.
Xô thả cá được một số người lớn tuổi bọc khá cẩn thận.
Xô cá vàng đựng trong những túi nilon. Theo ghi nhận của PV, năm nay, ý thức thả cá của người dân tăng lên đáng kể khi chỉ thả cá, không thả túi nilon. Nhưng cũng có người để túi bóng ngay bên cạnh, không mang đến thùng rác công cộng.
Cá chép đủ thể loại và kích cỡ.
Người dân nhẹ nhàng thả ca nước xuống hồ cho cá tự bơi ra.
Thông thường, mọi người đều thả ít nhất 3 con cá chép tượng trưng cho 3 ông bà Táo quân.
Hai bố con vui vẻ thả cá tiễn ông Công, ông Táo chầu trời.
Theo chia sẻ của chị Yến (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) việc đưa con đi thả cá vàng giúp con hiểu được truyền thống thiêng liêng của người Việt, đồng thời dạy con lòng biết ơn.
Cả gia đình cùng nhau thả cá, đây có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Hai mẹ con chàng quân nhân cũng tranh thủ thả tro hóa vàng xuống Hồ Tây. Tuy nhiên, theo nhà sư Thích Tịnh Giác việc làm này không nên vì ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
Bà Bình (Xuân La, Tây Hồ) nâng những con cá chép rất cẩn thận trước khi thả.
Một số bạn trẻ dọn rác ở Hồ Tây, thực hiện chiến dịch tình nguyện: “Đường Táo quân, thả cá, không thả túi nilon”.
Nhà sư Thích Tịnh Giác (trụ trì chùa Trúc Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) cùng đệ tử và một số bạn trẻ rửa sạch bãi lên xuống ở Hồ Tây.
Gần 10 năm sau phẫu thuật mổ cận thị bằng phương pháp SMILE tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, Biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam chia sẻ hành trình đầy ý nghĩa khi tìm lại thị lực sáng rõ và tự tin.
Mùa đông năm nay, một sự kiện băng tuyết độc đáo mang tên : Ice Magic - Fantasy on Ice sẽ diễn ra Lần đầu tiên, khách tham quan sẽ được trải nghiệm tuyết 99% giống thật, được tạo ra bằng công nghệ hiện đại từng được sử dụng tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.
Giáng sinh là dịp mọi người dành thời gian cho những người thân yêu. Nếu chưa biết phải đi đâu vào ngày này ở Sài Gòn thì có thể tham khảo những địa điểm này.