Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng được dịp xôn xao với nội dung kêu gọi người dân bán xe máy cá nhân, nhận mã tín dụng đi “xe ôm công nghệ” và chuyển hẳn sang dùng phương tiện công cộng này làm cách thức đi lại hàng ngày. Có những ý kiến cho rằng đây là là “chiêu trò” mới của đơn vị kinh doanh, nhưng cũng có không ít bình luận đồng tình với cách làm táo bạo này, nhằm hạn chế lượng xe máy cá nhân, tăng cường sử dụng xe công cộng để giảm kẹt xe, thậm chí một số bình luận cho thấy muốn tìm hiểu rõ hơn về cách thức và giá cả bán xe:
“Grab nói chuyện khôn quá, toàn có lợi cho Grab” - Facebooker T.V
“Giải pháp tào lao, còn làm phát sinh kẹt xe thêm” - Facebooker H.N
“Ý tưởng bán xe rất hay! Nhiều gia đình có con lên TP phải chắt bóp mua xe cho con bằng bạn bằng bè rất tốn kém” - Facebooker S.T
“Nhìn thành phố suốt ngày kẹt xe thấy nản, bán xe đặt xe ôm đi cho rồi” - Facebooker Q.D
“Grab đang làm tốt việc kết nối cung cầu rồi, giờ chỉ cần tăng kết nối gần với các nơi ở và làm việc nữa là ổn” - Facebooker N.T.T
Bên cạnh ý kiến của người dân, các chuyên gia về quy hoạch giao thông đô thị cũng có những ý kiến chia sẻ về giải pháp chuyển nhượng xe cá nhân sang đi xe công nghệ với những phân tích khá thú vị. Tiến sĩ Phạm Sanh, một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch giao thông cho rằng, xe ôm là cách di chuyển có tính khả thi cao trong tình trạng đường sá chật hẹp hiện nay, trong khi các công trình lớn như metro thì cần mất hàng thập kỷ mới đạt hiệu quả mong muốn. Chuyên gia này cho biết thêm, việc áp dụng những ứng dụng công nghệ như GIS, GPS vào các ứng dụng đặt xe sử dụng trên smartphone đã và đang là xu hướng phát triển chung của thế giới. “Các dịch vụ đặt xe qua ứng dụng trên điện thoại, mà Grab là một ví dụ, có vai trò khá quan trọng và là xu thế tất yếu của việc ứng dụng internet vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, và đã cho thấy rõ hiệu quả trong quản lý, tổ chức giao thông, mà dễ thấy nhất là có sự quản lý chuyên nghiệp về chất lượng dịch vụ, các thông tin về hành trình, giá cước được rõ ràng, tránh được sự chặt chém, tranh giành khách bát nháo của hình thức dịch vụ trước giờ”, tiến sĩ Phạm Sanh đánh giá.
Về phía đơn vị đưa ra ý tưởng táo bạo này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Grab Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi muốn kêu gọi những khách hàng đang đi lại bằng dịch vụ GrabBike hàng ngày, hãy bán xe máy cho chúng tôi và nhận lại mã đi GrabBike, để chính thức dùng dịch vụ này làm cách di chuyển chính. Xe máy cá nhân khi thu mua sẽ được cho gia nhập vào đội ngũ GrabBike, vừa giúp tăng lượng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhiều người hơn, nhưng không làm phát sinh thêm xe đăng ký mới, vừa giúp tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh khó khăn được mua xe trả góp không lãi suất từ chương trình, để có đủ điều kiện gia nhập GrabBike, có thu nhập tốt và ổn định cho cuộc sống.”
Cũng theo Tiến sĩ Phạm Sanh, chuyên gia giao thông , thì: “Chương trình mua lại xe máy của người dân và trả bằng mã đi xe ôm công nghệ rất có ý nghĩa thực tế, có thể giảm bớt 20% lượng xe cá nhân đón học sinh và người, góp phần giảm ùn tắc. Ngoài ra, khi so sánh với những biện pháp cấm đoán xe cá nhân khác ở thời điểm hiện tại, tôi cho rằng cách làm này dễ có sự đồng thuận về phía người dân hơn và có thể là một phép thử nên thí điểm.”
Chán tự chen lấn để lưu thông trên đường? Muốn góp phần giảm ùn tắc giao thông? Ừ thì cứ bán xe đi là xong!