Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Kêu gọi ngừng ăn yến sào - sự thật nào về những chú chim yến?

Bài viết về "số phận bi kịch" của loài chim yến được chia sẻ liên tục trên mạng xã hội những ngày qua đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi dữ dội trong dư luận.

Yến (hay Chuyện của yến) là tựa đề một bài viết kể về “số phận bi kịch” của loài chim yến khi bị con người lấy tổ đem bán. Không biết bắt nguồn từ đâu nhưng câu chuyện đã được cư dân mạng rục rịch truyền tay nhau từ 1, 2 năm trước.

yensao (1)

Loài chim yến cũng là một nạn nhân trong trào lưu “bi kịch hóa” mọi vấn đề của cư dân mạng?

Sau một thời gian chìm vào dĩ vãng, Chuyện của yến bất ngờ được tài khoản Facebook mang tên N.K.T “đào mộ” vào ngày 27/10 vừa qua. Do xuất hiện ngay tại thời điểm xu hướng kinh doanh yến sào đang “hot” nên mặc dù vẫn là câu chuyện cũ nhưng lần này, Chuyện của yến lại khiến cộng đồng mạng dậy sóng ngoài sức tưởng tượng.

Nguyên văn bài viết Chuyện của yến được chị N.K.T chia sẻ lại: 

chimyen (5)

chimyen (6) chimyen (7)

Theo bài viết trên, khi con người khai thác yến sào thì loài chim yến sẽ rơi vào nhiều bi kịch thương tâm như phải thổ huyết để xây tổ, trứng hoặc chim con trong tổ bị vứt xuống biển, chim mẹ lao đầu vào vách núi tự tử vì mất con, chim bố chung tình quyên sinh theo chim mẹ… Đưa ra những tình tiết đánh trúng lòng trắc ẩn vốn dư thừa của cộng đồng mạng, bài viết đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm, thương cảm và ủng hộ từ phía số đông dư luận. Chị N.K.T - người đưa thông tin này khẳng định “không có ý đả kích người làm nghề yến và sử dụng yến” nhưng thực tế cho thấy sức lan tỏa của bài viết và sự hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng đã phần nào ảnh hưởng đến những người kinh doanh yến sào.

chimyen (9)

Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự thương cảm dành cho loài chim yến và thậm chí quyết định tẩy chay yến sào sau khi đọc bài viết.

Việc nhiều người đòi tẩy chay yến sào khiến những người làm nghề yến vô cùng bức xúc và lo lắng. Một số người thật sự am hiểu về công việc này cũng cùng chung tâm trạng. Họ bức xúc vì phát hiện ra những thông tin chưa chính xác, thậm chí là vô lý trong bài viết và lo lắng vì câu chuyện được “bi kịch hóa” này nhiều khả năng sẽ tác động xấu đến tình hình kinh doanh và sự phát triển của nghề này.

yensao (6)

Trào lưu kinh doanh yến sào đang “hot” trên thị trường có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu bởi phản ứng dây chuyền của cộng đồng mạng sau khi đọc Chuyện của yến.

Trước tình hình trên, nhiều người đã đồng loạt lên tiếng phản bác quan điểm của bài viết trên đồng thời đưa ra những bằng chứng, lập luận có đầy đủ các cơ sở an toàn nhằm bảo vệ uy tín cá nhân cũng như công việc nuôi yến lấy tổ.

Điển hình như chị T.M.D, giám đốc một công ty kinh doanh yến sào đã phân tích những chi tiết phi lý trong Chuyện của yến trên trang cá nhân:  chimyen (1)

chimyen (2)

chimyen (3)

chimyen (4)

Với kinh nghiệm nuôi yến nhiều năm, chị T.M.D khẳng định yến huyết (yến đỏ) không phải do chim yến thổ huyết để xây nên mà là hệ quả của một quá trình phản ứng hóa học, chim yến không có ý thức tự tử khi mất con hay bạn đời mà sẽ tìm “người tình” khác để duy trì nòi giống, những người khai thác đều có ý thức bảo vệ tổ yến để sau này chim còn quay lại làm tổ mới… 

Liên quan đến yến huyết, khoa học cũng đã chứng minh sắc đỏ đặc biệt của loại tổ yến này chính là kết quả của quá trình lên men hóa học giữa nước bọt của chim yến với các khoáng chất có trong địa hình mà chim xây tổ.

chimyen

Một bài viết giải thích về màu đỏ của yến huyết có cùng quan điểm lập luận của chị T.M.D.

Còn chi tiết cho rằng một số người khai thác phá tổ chim thô bạo, giết chim con hay vứt trứng chim không phải là không có khả năng xảy ra trên thực tế. Nhưng nếu có thì đây chỉ là những trường hợp cá lẻ do tay nghề không chuyên hoặc thiếu kinh nghiệm của người khai thác, không thể quy chụp cho tất cả những người làm nghề yến.

yensao (3)

Những người khai thác tổ yến chuyên nghiệp rất ý thức trong việc bảo tồn và phát triển nòi giống của chim yến bởi nó cũng gắn liền với sự sống của họ.

Bên cạnh chính sách quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương, hầu hết người khai thác tổ yến trong tự nhiên đều có ý thức trong việc bảo tồn và phát triển đàn chim yến bởi chúng chính là “nồi cơm” của họ. Còn những người nuôi yến tại nhà lại càng chăm chút, cẩn trọng hơn trong việc khai thác bởi họ phải đầu tư rất nhiều chi phí để xây dựng nhà yến và bỏ công sức, tiền bạc”dụ” yến vào nhà. Vì vậy, chắc chắn không ai lại dại đến mức tự đi đạp đổ miếng cơm manh áo của mình như những gì trong thông tin sai lệch kia. Một khi những người khai thác đã có ý thức bảo tồn thế hệ sau của chim yến như vừa kể trên thì kịch bản chim mẹ đau đớn vì mất con đến mức tự vẫn và chim bố cũng quyên sinh theo trong Chuyện của yến đương nhiên cũng sẽ trở nên phi thực tế.

yensao (7)

Việc khai thác tổ yến thiên nhiên tại Khánh Hòa được tổ chức quy củ dưới sự quản lý và giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.

Đáp lại sự phản đối của nhiều người am hiểu về nghề nuôi yến. Một số Facebooker đã âm thầm xóa đi bài đăng tố cáo trước đó của mình dù nó đã được hàng ngàn lượt share và like trước đó. Tuy nhiên, dư âm của câu chuyện bịa đặt này ắt hẳn sẽ vẫn còn đâu đó, gây không ít khó khăn trong tương lai cho những người làm nghề. Nhất là người dân ở các tỉnh sống dựa về nghề yến như Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Hội An…

yensao (5)

Chim yến nổi tiếng với đức tính thủy chung nhưng chúng không được đánh giá cao đến mức có thể tự tử vì đau buồn như con người.

Qua những ý kiến tranh cãi xoay quanh Chuyện của yến, chúng ta lại một lần nữa thấy được sức mạnh khủng khiếp của lực lượng vô hình mang tên “cộng đồng mạng”. Ngày nay, một thông tin được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội có thể giúp người nhưng cũng có thể hại người. Do đó, khi đón nhận bất kỳ một thông tin nào, chúng ta cần tỉnh táo xem xét, kiểm chứng và chọn lọc nhằm tránh gây tổn hại cho bản thân mình và những người khác. Và chia sẻ có ý thức là trách nhiệm của mỗi người…

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, việc gìn giữ và bảo tồn một loài chim quý như yến cũng là một việc làm đáng và cần được quan tâm nhiều hơn, trước tình hình khai thác vô tội vạ như hiện nay ở nước ta.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất