Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Mẹ hốt hoảng khi con gái 22 tháng tuổi có ngực to bất thường

Định Nguyễn Theo dõi Saostar trên google news

Con gái mới 22 tháng tuổi nhưng tuyến vú phát triển bất thường khiến người mẹ lo lắng đưa đi khám. Bác sĩ phát hiện bé mắc bệnh phì đại tuyến vú.

Ngày 8/11, bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết gần đây đơn vị này tiếp nhận trường hợp bé gái 22 tháng tuổi nhưng tuyến vú phát triển bất thường so với những trẻ cùng trang lứa. Kết quả chụp chiếu và xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi mắc bệnh phì đại tuyến vú (Gynecomastia).

Mẹ cháu bé cho biết, khi thấy con gái phát triển tuyến vú bất thường, cô đã đưa bé đi khám ở nhiều nơi nhưng đều chung một kết luận là bình thường. Chỉ đến khi đưa con lên bệnh viện tuyến trên và làm các xét nghiệm, bác sĩ mới phát hiện cháu bị phì đại tuyến vú.

Dù mới 22 tháng tuổi nhưng tuyến ngực của bé gái phát triển bất thường. Ảnh bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ Phúc cho biết, qua khai thác tiền sử từ người bệnh thì được biết, trong suốt một thời gian dài, người mẹ này sử dụng thuốc tránh thai, kể cả khi vừa đẻ xong và đang cho con bú.

Vị bác sĩ này nhận định, nguyên nhân khiến tuyến ngực bé gái phát triển bất thường có thể là do ảnh hưởng từ thuốc tránh thai. “Trẻ em chào đời đến khi 2 tuổi thường chịu ảnh hưởng bởi lượng hormone giới tính nữ estrogen truyền từ mẹ sang con qua đường máu hoặc sữa. Nếu hàm lượng estrogen cao, tuyến vú của trẻ sẽ phát triển như thiếu niên dậy thì.

Riêng đối với việc sử dụng thuốc tránh thai, bác sĩ Phúc cho rằng, thông thường thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao. Vì thế, để đảm bảo an toàn, phụ nữ nên dừng uống thuốc tránh thai từ 3 đến 6 tháng trước khi mang bầu.

Bác sĩ Phúc cho biết, không chỉ bé gái mà bé trai cũng có thể mắc chứng phì đại tuyến vú. Nguyên nhân chính gây nên việc này là do mất cân bằng hai loại hormone sinh dục nam, nữ estrogen và testosterone. Khi bé trai/ gái có nhiều hormone estrogen trong cơ thể thì tuyến vú đều dễ bị phì đại.

Ngoài con đường truyền từ mẹ sang con, trẻ nhỏ còn có thể bị nhiễm các hợp chất của estrogen trong môi trường. Có nhiều chất hóa học từ bên ngoài môi trường, khi vào cơ thể hoạt động giống như estrogen (còn gọi là Xenoestrogen).

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Định Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất