Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Cửa Đại sạt lở, Hội An có nguy cơ biến mất

Dù đã đầu tư 25 tỉ đồng làm kè mềm, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Điều này có thể khiến Hội An có nguy cơ biến mất trong tương lai.

Video quay lại tình hình sạt lở tại biển Cửa Đại - Hội An.

Vào tháng 1/2014, bờ biển Cửa Đại - Hội An bắt đầu sạt lở. Sau khi các cơ quan truyền thông đưa tin, chính quyền TP Hội An bắt đầu nghiên cứu và đầu tư 25 tỉ đồng để thực hiện kè mềm có chiều dài 100 mét tại khu vực hàng dừa.

Đoạn bờ biển 100m sau khi được đầu tư kè mềm.

Đoạn bờ biển 100m sau khi được đầu tư kè mềm.

Nhưng bao cát khổng lồ được đưa xuống biển.

Những bao cát khổng lồ được dùng đề ngăn sạt lở.

baocat

Chúng có tác dụng làm giảm lượng sóng và gia cố thêm cho bờ biển.

Ông Nguyễn Xin - Đội phó Đội bảo vệ tại bờ biển Cửa Đại - Hội An nói: “Việc kè mềm chỉ là tạm thời, không hiệu quả lắm vì mới kè đây mà nhiều bao cát đã bể và bị sóng cuốn trôi. Các tháng gần đây chưa có cơn bão nào nhưng nó đã có dấu hiệu xuống cấp và sạt lở”.

Ngoài chuyện bờ kè không hiệu quả, thì chính quyền thành phố chỉ mới thực hiện được hơn 100 mét bờ biển. Trong khi đó khu vực sạt lở trải dài đến 2 km. Hàng bờ biển của các nhà hàng đã bị sạt nặng hơn, người dân ở đây đang nơm nớp lo âu.

Khu vực sạt lở đang tiến đến gần với tuyết đường nối phố cổ Hội An. Đã có nhiều khu du lịch phải bỏ hoang, mặc dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng. Do tình hình diễn biến ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, nếu không được khắc phục kịp thời, sạt lở có thể đe dọa đến sự tồn tại của Hội An.

Các resort đã tự bỏ chi phí đầu từ kè đá nhưng phương án này được cho là thiếu hiệu quả khi mùa bão lũ đang đến gần.

Các khu nghỉ dưỡng đã tự bỏ chi phí đầu từ kè đá nhưng phương án này được cho là thiếu hiệu quả khi mùa bão lũ đang đến gần.

Bao cát bị vỡ ra khi sóng đánh mạnh.

Bao cát bị vỡ ra khi sóng đánh mạnh.

Hàng loạt nhà hàng đang bị đe dọa bởi việc sạt lở khi mà việc kè bằng bao cát, đóng cọc chả thấm vào đâu.

Việc kè bằng bao cát, đóng cọc chả thấm vào đâu so với những cơn sóng.

Một đoạn bờ biển tại các nhà hàng tại Cửa Đại - Hội An.

Một đoạn bờ biển bị sạt, cát tạo thành dốc thẳng đứng.

Tp.Hội An phải chi thêm một số tiền lớn để thực hiện kè mềm tạm thời. Nếu không thực hiện kè mềm cho đoạn bờ biển này thì sau mùa mưa hậu quả sẽ rất khó khắc phục.

Dù đã phải chi trả một khoản lớn, nhưng bờ kè mềm này chỉ là tạm thời để qua mùa mưa.

Những cọc gỗ như thế này trở nên quá "yếu đuối" đối với những cơn sóng mạnh đập vào.

Cọc gỗ cũng trở nên “yếu đuối” khi cơn sóng ập vào.

Các kè mềm bằng bao cát luôn bị những cơn sóng lớn bao phủ và cuốn đi.

Các kè mềm bằng bao cát luôn bị những cơn sóng lớn bao phủ và cuốn đi.

“Tình hình kinh doanh của người dân tại đây bị sụt giảm nhiều, du khách đến đây chủ yếu xuống bờ biển xem qua rồi ngán ngẩm bỏ đi lên biển An Bàng”, anh Trần Văn Quân, người giữ xe 24 năm tại bãi biển Cửa Đại chia sẻ. 

Ông Nguyễn Xin, bảo vệ tại khu bờ biển Cửa Đại cho biết: "Bờ biển hồi trước đẹp lắm, bây giờ sóng đánh bay mất 5 hàng dừa rồi, ăn sâu vào đất liền cả 50m rồi chứ chẳng chơi".

Ông Nguyễn Xin, bảo vệ tại khu bờ biển Cửa Đại cho biết: “Bờ biển hồi trước đẹp lắm, bây giờ sóng đánh bay mất 5 hàng dừa rồi, ăn sâu vào đất liền cả 50m rồi chứ chẳng chơi”.

Cặp du khách người Canada này cho biết " Họ tới biển Cửa Đại - Hội An cách đây 3 năm trước khi còn là một bờ biển đẹp với hàng dừa dài hàng km và bãi cát mịn. Và tôi cảm thấy ngạc nhiên và không hiểu tại vì sao mà bây giờ bờ biển cát mịn nó lại thành ra như thế này. Không biết có phải tôi đã đi nhầm đường hay không?. Nhưng mà dù sao bờ biển bao cát này cũng khá thú vị đấy"

Cặp du khách người Canada này cho biết “Chúng tôi tới biển Cửa Đại - Hội An cách đây 3 năm trước khi còn là một bờ biển đẹp với hàng dừa dài hàng cây số và bãi cát mịn. Tôi cảm thấy ngạc nhiên và không hiểu tại vì sao mà bây giờ nó lại thành ra như thế này. Chúng tôi đã từng tự hỏi không biết có phải chúng tôi có phải đã đi nhầm đường hay không?”.

Theo Giáo sư Marcel Stive (Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan), khu vực biển Cửa Đại có diễn biến phức tạp nhất, vì phía ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm, làm cho sóng biển tương tác với khu vực cửa sông gây ra sự mất ổn định.

Bình quân mỗi năm, một dải bờ biển dài 3 km bị xâm thực vào đất liền 10 mét. Nguyên nhân là do khai thác cát ở các sông lớn đổ ra biển, làm thiếu hụt lượng bùn cát. Chưa kể hồ lớn ở đầu các con sông này cũng khiến dòng chảy bị rối loạn.

GS.TS. Hitoshi Tanaka (nguyên Chủ tịch Hội quốc tế về nghiên cứu và kỹ thuật thủy văn môi trường vùng Châu Á Thái Bình Dương, hiện là Phó Chủ tịch Hội Xây dựng dân dụng Nhật Bản) chia sẻ rằng vấn đề ở biển Cửa Đại hiện nay cũng giống như ở Nhật Bản cách đây vài chục năm. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì dùng phương pháp bờ kè cứng, còn bãi biển ở Cửa Đại phục vụ du lịch nên phải dùng bờ kè mềm.

“Nên giảm việc khai thác cát trên dòng sông để cát tăng cường về cửa sông thì bờ biển sẽ phục hồi, dù tốc độ chậm. Bên cạnh đó là kết hợp với việc nuôi bãi cát, hoặc đổ cát vào bờ biển nhưng giải pháp này không phải ngày một ngày hai”, GS.TS. Hitoshi Tanaka đưa ra giải pháp.

Việc sạt lở tại bờ biển Cửa Đại ngoài nguyên nhân tự nhiên, thì còn có một phần lớn là ở yếu tố con người. Nếu không có biện pháp đối với hoạt động khai thác cát tràn lan bừa bãi và các dự án thủy điện ngày càng mọc lên như nấm thì không chỉ riêng Cửa Đại mà sau này các bờ biển khác cũng bị đe dọa.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất