Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Hàng trăm người dân đi xem cảnh xả lũ hiếm có ở An Giang

Theo Dân Việt Theo dõi Saostar trên google news

Hay tin xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về đập Tha La và đập Trà Sư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) để tận mắt chứng kiến cảnh nước tràn vào nội đồng.

Sáng nay (31.8), Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đã chính thức xả lũ tại đập Tha La và đập Trà Sư (huyện Tịnh Biên). Theo ghi nhận của phóng viên, trước khi 2 đập trên xả lũ, ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã về đây để chứng kiến cảnh nước tràn vào nội đồng. Cũng có nhiều người dân đen chài, lưới đến đây để đánh bắt cá.

Xả lũ tại đập Tha La và đập Trà Sư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang)

Theo ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh An Giang cho biết, tại mực nước trên đập trạm ngưỡng 4 m, cao hơn 2 cm so chiều cao đập. Sau khi xả đập, nội đồng trên địa bàn An Giang mực nước sẽ lên từ 3 - 3,5 cm, còn khu vực Kiên Giang và Cần Thơ sẽ cao lên khoảng 2 cm.

“Khi xả lũ, phù sa theo nước sẽ vào nội đồng, đóng góp dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra, nước lũ còn đóng góp vào cân bằng sinh thái, giảm sâu bệnh và ô nhiễm môi trường” - ông Thư nói.

Hàng trăm người dân chứng kiến cảnh xả lũ vào nội đồng

Đập Tha La và đập Trà Sư được đưa vào vận hành từ tháng 5 năm 2000. Nhiệm vụ chính là điều tiết lũ từ thượng nguồn đổ về, bảo an toàn sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông. Việc xả lũ ở hai đập này nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như kiểm soát lũ đối với vùng Tứ Giác Long Xuyên được tốt hơn.

Mặc dù việc xả đập mang lại những lợi ích như nêu trên, tuy nhiên, 2 địa phương là TP.Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp nhận nguồn nước lũ trên vẫn chủ động các phương án nếu xảy ra ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất lúa, hoa màu và vườn cây ăn trái.

Như Dân Việt đã thông tin, trước tình hình An Giang xả lũ ở 2 đập Tha La và Trà Sư, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.Cần Thơ có thông báo đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, sẵn sàng các phương án (bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị…) ứng phó. Bởi hiện TP.Cần Thơ có 2.000 ha lúa Thu Đông ở khu vực đê bao thấp thuộc huyện Vĩnh Thạnh đang bị nước lũ uy hiếp. Số diện tích này phải đến giữa tháng 8 âm lịch mới có thể thu hoạch.

Cũng liên quan đến việc xả đập trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn ký công văn gửi hoả tốc đến các địa phương có thể bị ảnh hưởng do nước lũ tràn về đề nghị hướng dẫn nhân dân có biện pháp ứng phó kịp thời, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Theo thông báo này, nước lũ đã tràn qua 2 đập Tha La và Trà Sư và có xu hướng tiếp tục lên cao. Dự kiến, sau khi xả đập 3 ngày, mực nước ở hạ lưu đập Tha La và Trà Sư tăng từ 50-110 cm. Đến ngày 10.9, dự báo sẽ xuất hiện đợt triều cường dâng nên mực nước đầu nguồn có khả năng lên nhanh.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, có 312,7ha lúa hè thu ở huyện Giang Thành bị ngập úng do lũ sớm, trong đó có 258ha bị thiệt hại trên 70%. Đây là diện tích sản xuất nằm ngoài đê bao.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Dân Việt

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc