Tại Hà Nội, Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Giáp Bát và nhiều tuyến đường người dân đứng chật cứng, ai cũng lỉnh kỉnh hành lý chuẩn bị về quê.
Chiều ngày 31/8, sau buổi làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 2/9, hàng nghìn người dân làm việc, học tập tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đã chuẩn bị hành lý, cùng nhau trở về quê hương.
Theo ghi nhận,tại Bến xe Mỹ Đình, Bến xe Giáp Bát (Hà Nội) và bến xe Miền Đông (TP.HCM) người dân đứng chật cứng, ai cũng lỉnh kỉnh hành lý. Tại khu vực mua vé người dân đứng xếp hàng rất đông. Nhiều gia đình có con nhỏ lại càng thêm vất vả khi vừa phải bồng bế con, vừa phải chen chúc chờ xe khách.
Khu vực bến xe Mỹ Đình (Hà Nội)
Bến xe khách Mỹ Đình vào chiều 31/8 đã đông cứng người.
Người dân lỉnh kỉnh hành lý đợi xe đón.
Tốp hành khách bắt đầu lên xe trở về nhà.
Ai cũng mong ngóng chuyến xe của mình.
Dù chỉ về quê 3 ngày nhưng người dân mang theo rất nhiều hành lý.
Tại bến xe chật cứng người đứng.
Khu vực đường Phạm Hùng (Hà Nội)
Xe cộ lưu thông khiến khu vực đường Phạm Hùng tắc đường.
Dòng người đổ về quê từ lúc chiều tan làm.
Những gia đình có con nhỏ khá vất vả trong việc di chuyển.
Nhiều người lộ rõ vẻ mệt mỏi.
Khu vực bến xe Giáp Bát và đường Giải Phóng
Tại nhà chờ ở bến xe Giáp Bát đông đúc người dân đợi xe.
Những gia đình đưa con nhỏ về quê nghỉ lễ.
Một tốp người đứng đợi xe ở đường Giải Phóng.
Tại khu vực Bến xe Miền Đông (TP. HCM)
Khoảng 17h ngày 31/8, lượng người đổ về bến xe miền Đông (TP.HCM) ngày một tăng khiến tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh bị ùn tắc.
Bên trong bến xe người dân xếp hàng dài mua vé, ai cũng khá mệt mỏi.
Đến 18h cùng ngày, do lượng người đổ về đây quá đông khiến các tuyến đường về bến xe miền Đông bị ùn ứ kinh hoàng.
Bên trong chỗ dừng nghỉ, nhiều người hành khách mang theo con nhỏ phải ăn tạm bánh mì để cầm chừng trước khi bắt đầu hành trình dài về quê nghỉ lễ.
Ngoài giờ dạy chính khoá, các giáo viên còn dạy thêm ngoài nhà trường. Vậy đối với hiệu trưởng, hiệu phó có được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường không?
Trong suy nghĩ của nhiều người, toán tiểu học khá đơn giản và không cần phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều bài toán tiểu học khiến người lớn phải gây tranh cãi vì mãi vẫn chưa tìm ra đáp án chính xác. Bài toán dưới đây là một điển hình.