Khi cô gái cố liên lạc với anh bạn trai mới quen này thì anh ta đã khoá máy và tài khoản facebook cũng không liên lạc được.
Đàn lợn của gia đình ông Sáng, bà Khen ở thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu, Sóc Sơn, Hà Nội) có biểu hiện ốm chết từ hôm 8/3. Ngay trong đêm, cơ quan chức năng đã phối hợp cùng gia đình áp dụng các biện pháp xử lý khẩn cấp. “Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với bệnh tả lợn châu Phi. Cơ quan chức năng xác định đây là ổ dịch”, ông Phan Văn Hùng, phó chủ tịch UBND xã Xuân Thu cho biết.
Cũng theo ông Hùng, cơ quan chức năng đã phối hợp cùng gia đình ông Sáng, bà Khen tiến hành tiêu huỷ 24 con lợn, ước tính tổng trọng lượng khoảng 2,4 tấn. Một số đàn lợn của các gia đình khác cũng được lấy mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả.
Khu vực tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi nằm trên cánh đồng thôn Xuân Lai.
Còn tại nhà bà Bốn cũng ở làng Xuân Lai, đàn lợn bị bệnh, bỏ ăn đã vài ngày nay, nằm la liệt trong chuồng, tai lợn bị tím, trên thân nổi màu tím xanh.
Bà Bốn kể lại, đợt vừa rồi đàn lợn bị chết 2 con lợn nái, và 14 con lợn con. Trước khi chết, đàn lợn có biểu hiện nôn mửa 3 ngày, không ăn uống, trên da xuất hiện vùng tím xanh.
Sáng 9/3, chi cục Thú y huyện Sóc Sơn đã về lấy mẫu xét nghiệm, đang chờ kết quả.
Chiều 9/3, ghi nhận của PV Dân Trí, tại các ngả đường dẫn vào làng Xuân Lai, cơ quan chức năng đã lập các chốt chặn kiểm dịch, rắc vôi bột xung quanh làng.
Các biển cảnh báo được đặt tại các ngả đường dẫn vào thôn Xuân Lai.
Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh trên loài lợn, tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người; không gây bệnh cho các loài động vật khác.
Tại Việt Nam, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên ngày 1/2. Đến ngày 9/3, dịch lan ra 12 tỉnh, thành phố gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Ninh Bình.