Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Logo Saostar - Special special

Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Copy Link
Chia sẻ
Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Phố cổ Hà Nội vốn nổi tiếng đất chật người đông, việc sinh sống hoà thuận giữa nhiều thế hệ vốn dĩ là điều không dễ dàng và không phải gia đình nào cũng làm được. Vậy nhưng suốt bao năm qua, gia đình cụ Nguyễn Thị Tề (89 tuổi, ở phố Hàng Cân, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) với 19 người vẫn chung sống vui vẻ trong ngôi nhà chật hẹp ấy.

Mặc dù tuổi đã cao, mái đầu tóc bạc phơ thế nhưng cụ Tề vẫn còn rất minh mẫn. Ngôi nhà ở phố Hàng Cân mặt tiền ngoài cụ bà cho thuê bán hàng. Bên trong nhà vẫn giữ được kết cấu nguyên bản được xây dựng đến nay đã vài chục năm. Tường nhà nhiều vị trí đã phai, xỉ bám theo thời gian.

Cầm cuốn allbum lưu giữ toàn bộ hình ảnh gia đình đến nay đã gần 60 năm, cụ Tề vui vẻ kể về gia đình mình. Bà chầm chậm lật giở từng trang với những tấm ảnh mà sinh thời cụ ông Nguyễn Viết Tường (SN 1931, chồng cụ Tề) dày công lưu giữ, mọi ký ức như ùa về. Dù cụ Tường đã vĩnh viễn ra đi đến nay gần 20 năm nhưng trong tâm trí cụ Tề, chồng mình vẫn còn mãi hiện hữu.

Clip mẹ chồng nàng dâu thuận hòa, 4 thế hệ chung mái nhà ở phố cổ Hà Nội. Video: Thành Khương

Cụ Tề lúc thì con gái tuổi 16 trăng tròn được nhiều người ở làng Cót (phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để ý tới bởi có dung mạo xinh xắn, hiền thục. Sau đó cụ và cụ Tường nên duyên vợ chồng. Cụ Tề về làm dâu nhà chồng rồi lần lượt sinh 3 người con trai, 2 người con gái.

Giọng bồi hồi, cụ kể, đám cưới của cụ diễn ra hết sức đạm bạc. Ngày cưới có gia đình và người thân quen đến dự. Vợ chồng cụ Tề sau đó mở cửa hàng thuốc đông y.

Đầu 1952, gia đình cụ chính thức chuyển về phố Hàng Cân ở cho đến nay. Giải Phóng thủ đô, cụ Tường xin vào Hợp tác xã sản xuất làm việc còn cụ Tề bán đồ dùng văn phòng phẩm. Cụ Tề cho hay, chồng vốn mê chụp ảnh nên con của bà năm nay đã 70 tuổi vẫn lưu giữ được những bức ảnh chụp khi mới lọt lòng, sắc nét.

Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Cả hai không bao giờ to tiếng bao giờ nên đối với các con vợ chồng cụ Tề luôn nhỏ nhẹ khuyên bảo, không xưng hô mày-tao với nhau. Ngay cả các con, cụ đều gọi tên lịch sự. Chính vì đức độ, hiền từ nên là tấm gương cho con cháu noi theo.

Ngày chồng qua đời, cụ Tề buồn rầu không nguôi. Cụ được con cháu động viên. Bà nghĩ con người sinh lão bệnh tử qua đời ắt trời định. Vậy nhưng sống sao để cho con cháu noi theo đó mới là điều cụ Tề luôn nghĩ tới. Có lẽ cuộc sống yên bình, hạnh phúc của hai cụ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hôn nhân của các con sau này. Vì vậy, tới nay cụ bà đã có hơn 40 người con, cháu, chắt sống vô cùng hòa thuận dù 4 thế hệ chung sống dưới một mái nhà.

Hai cô con gái lấy chồng, ở chỗ khác nhưng 3 người con trai lấy vợ vẫn sống cùng bố mẹ từ năm 1974 tới nay. Không ai nặng lời với ai bao giờ. Cụ Tề cũng luôn nghiêm khắc nhắc nhở các con cháu nếu ai làm sai điều gì. Với cụ trong nhà luôn giữ được cái nếp từ trên xuống dưới thì mọi người sẽ đồng lòng, hoà thuận vui vẻ bên nhau.

Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Chia sẻ lý do giữ được gia đình êm ấm, cụ Tề bộc bạch, phần chi tiêu sinh hoạt, hai cụ đều chủ đạo. Hàng ngày, tiền bán hàng cụ để một khoản trong tủ, các con ai đi chợ thì lấy tiền mua bán không cần hỏi. Ngược lại, ai ở nhà sẽ phụ trách nấu cơm, dọn dẹp. Nếu ai bận không nấu được cơm nước sẽ chủ động quét dọn, rửa bát… Chính vì không bao giờ tính hơn thiệt nên các con dâu của cụ luôn sống hòa thuận, chẳng bao giờ xảy ra cãi vã.

Chỉ chiếc bàn gỗ đã ngoài 70 năm tuổi, cụ Tề kể, bao ký ức của gia đình đều chất chứa tại đây. Chiếc bàn này trước đây dù đông con cháu đến mấy cũng được dùng để đặt mâm cơm cả gia đình quây quần.

“Có lúc nhà chật cứng con cháu cũng dùng bàn đặt mâm cơm. Các con cháu đứa đứng, đứa thì ngồi ăn uống vui vẻ lắm. Nhà tôi trước đây vẫn giữ nếp các thế hệ trong gia đình ăn uống chung cùng nhau. Thế nhưng sau khi ông nhà tôi qua đời, hàng xóm cũng bảo để cho các con cháu ra ăn riêng với nhau cho tiện.

Tôi sau đó cũng khuyên các con ra ăn riêng nhưng phải thời gian dài sau các con mới thực hiện. Những ngày đầu con cháu những lúc nhớ nhau vẫn tập trung ăn uống. Nhưng làm thế cũng tiện cho các con cháu hơn”, cụ Tề kể.

Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Tuy vậy, vào các dịp giỗ Tết, việc đại sự hoặc trong nhà có chuyện vui, tất cả các thành viên lại quây quần, hẹn ăn một bữa cơm chung. Đặc biệt, ngày 30 Tết, dù ai bận bịu ra sao con cháu cũng tụ tập đông đủ ăn uống vui vẻ cùng nhau.

Ngồi bên cạnh mẹ chồng, bà Nguyễn Thị Kim Quy (66 tuổi, con dâu trưởng của cụ Tề) vui vẻ tự nhận mình may mắn nên bà được làm con dâu cụ Tề. Từ khi về nhà chồng đến nay đã 45 năm trôi qua nhưng chưa bao giờ mẹ chồng nàng dâu to tiếng với nhau. Đặc biệt, đi đâu làm gì mẹ con cũng sát cánh cùng nhau.

“Về làm dâu tôi thấy rất thoải mái, bố mẹ rất công bằng, các em trong nhà đều hiểu biết nên rất vui, có gì chị em chia sẻ với nhau. Chị em chúng tôi thi thoảng vẫn rủ nhau đi ăn sáng, cà phê nói chuyện với nhau vui vẻ. Mẹ chồng tôi dạy bảo tốt, dẫn dắt các con như mẹ con ruột, chính vì thế mọi người chẳng bao giờ to tiếng với nhau bao giờ”, bà Quy vui vẻ nói.

Gia đình tứ đại đồng đường ở phố cổ Hà Nội: ‘Chưa bao giờ anh em to tiếng, chị em dâu vẫn thường xuyên đi cà phê và ăn sáng’

Bà Quy kể, ngày trước, khi bà mang thai con trai đầu lòng, chồng bận công việc, bố chồng còn chở bà đi khám thai. Khi bà sinh con, bố mẹ chồng còn thức đêm trông cháu cho con dâu nghỉ ngơi. Mọi người trong gia đình cũng thường xuyên tụ tập đi ăn uống, du lịch vui vẻ với nhau.

Cách đây 5 năm cả gia đình hơn 20 người tổ chức đi du lịch ở Nha Trang. Đó cũng là kỷ niệm đáng nhớ của bà Quy cũng như cụ Tề cùng các con cháu. “Chuyến đi đó tôi nhớ mãi vì rất vui. Mẹ chồng tôi còn mời 3 người thông gia của tôi đi cùng chuyến đi đó. Điều đó khiến tôi rất cảm động, nhớ mãi cho tới tận bây giờ”, bà kể.

Chỉ lên tấm ảnh chụp chung cùng hơn 40 người con cháu nhân dịp sinh nhật, cụ Tề vô cùng vui vẻ. Cụ mong rằng sợi dây tình cảm giữa các con cháu trong nhà sẽ giữ mãi được cái nếp từ đời này sang đời khác. Đó cũng là điều mà cụ Tề mong muốn các con, cháu mãi mãi đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau…

Bài viết

Định Nguyễn

Thiết kế

Tuấn Lê

Copy Link
Chia sẻ
Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp