Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Độc chiêu của thanh niên cứng phản ứng cách trả tiền thừa bằng kẹo ở siêu thị

Nhận một cái kẹo cốm thay cho 500 đồng tiền thừa như thể đó là điều "nghiễm nhiên", chàng thanh niên đã dùng một "chiêu độc" để đáp trả khiến cho từ nhân viên thanh toán cho tới quản lý siêu thị cũng phải chịu thua.

Lâu nay, câu chuyện về những chiếc kẹo thay cho 500 đồng hay 200 đồng tiền lẻ để trả lại cho khách tại các siêu thị đã trở thành đề tài “chưa có hồi kết”.

Rất rất nhiều người, đặc biệt là các bà, các mẹ - những người thường xuyên đi siêu thị mua sắm tuy cực kỳ bức xúc, nhưng lần nào gặp phải trường hợp như vậy cũng đành cho qua, vì “cũng chẳng biết làm gì hơn”.

collage

Tuy nhiên mới đây, một thanh niên có Facebook là Phuong Le đã chia sẻ một “chiêu độc” để đối phó với kiểu “thối tiền lẻ” bằng kẹo này.

Đi siêu thị ghét nhất là cái trò tụi nó cứ nghiễm nhiên coi 1.000 đồng hay 500 đồng là kẹo, quẳng lại cho mình không thèm hỏi! Nay đi mua đồ thành tiền 50.500 đồng đưa 51.000 đồng! Và không cần đoán lại một cái kẹo cốm!”, Facebook Phuong Le kể lại đầy bức xúc.

“Điên lâu rồi nay bảo luôn: “Em đưa lại anh tờ 1.000 đồng đi anh có tiền trả em!”

Vui vẻ đưa lại mình. Mình móc trong túi ra cũng một cục kẹo.

“Đây trả em, cảm ơn em”

Cầm túi đồ bill và đi được một bước thì nó gọi giật mình lại:

“Ơ anh ơi, đây đâu phải tiền?”

Mình cũng thản nhiên: “Cục kẹo này là cái em trả anh hôm qua mà, y chang cái cục em đưa anh hồi nãy! Sao em bảo không phải là tiền!”

Em thu ngân lại: “Không được đâu anh ơi”.

Mình: “Em được anh lại không được! Tại sao lại vậy?”

Quản lý gần đó chứng kiến hết và đành phải nhận lại cục kẹo.”

Chia sẻ "độc chiêu" đối phó với kiểu trả tiền thừa bằng kẹo ở siêu thị của Facebook Phuong Le

Chia sẻ “độc chiêu” đối phó với kiểu trả tiền thừa bằng kẹo ở siêu thị của Phuong Le

Kết câu chuyện, Facebook Phuong Lien kết luận: “Đấy mình cứ chấp nhận thì tụi siêu thị nó cũng nghiễm nhiên cho nó cái quyền ép mình mà thôi”.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, rất nhiều người đã vào bình luận và ủng hộ cách làm của Facebook Phuong Le, khen ngợi anh đúng là “thanh niên cứng” của năm.

“Phải đề bạt anh này làm thanh niên cứng nhất năm, mình dính mấy lần như thế rồi, cũng điên lắm xong rốt cục cũng chẳng làm được gì, đành phải ngậm ngùi đem kẹo về ngậm dần”, Facebook Dao Hoa dí dỏm.

“Ăn miếng trả miếng như vậy mới làm cho mấy cái siêu thị thôi cái trò dùng kẹo thối lại cho khách được. Cái chính là cái thái độ của thu ngân ăn nói tử tế thì không sao, đằng này cứ như kiểu “ông lấy thì lấy, không lấy thì thôi” ấy.”, Facebook Tuan Tuong Ha cũng bức xúc.

“Không biết có phải để tranh thủ bán kẹo hết hạn hay không mà thấy nhiều siêu thị áp dụng cái kiểu trả tiền thừa này thế. Trước lịch sự còn hay được trả lại bằng kẹo cao su, giờ toàn bằng kẹo Oshi với kẹo cốm, vứt đi thì tiếc nhưng để cũng chẳng ăn được”, một Facebook bình luận.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng việc này không có gì quá to tát, dù tất nhiên tiền nào cũng là tiền nhưng cũng không nên quá căn ke mấy trăm đồng, chấp nhặt để làm khó người ta làm gì.

sieu-thi

Những ý kiến trái chiều về việc trả tiền thừa bằng kẹo tại các siêu thị

Chưa hết, một Facebook có tên là Bông Nắng còn chia sẻ: “Mình cũng làm thêm ở siêu thị nhỏ. Hồi trước đi siêu thị người ta cũng trả kẹo thì cũng khó chịu lắm. Đến lúc đi làm mới biết. 500 đồng tiền mặt thì hiếm, mà cho khách chỉ cần 2 hóa đơn bán là thiếu 1.000 đồng.

Lúc ý mình đều phải móc tiền túi ra bù vào các bạn ạ. Siêu thị chỗ mình thì trả kẹo cao su đều là mua mới chứ không phải hàng hết hạn. Hoặc bên mình còn có cả phong bì. Nó đều tương đương với 500 đồng hết. Thế nên mong mọi người đi mua hàng nghĩ thoáng, chứ nhân viên như bọn mình chẳng lãi được nghìn nào ngoài đồng lương đâu”.

Một phần thông cảm với các nhân viên thu ngân của siêu thị, xong cũng rất thẳng thắn, Facebook Đỗ Trương nói: “Tất nhiên biết rằng tiền mệnh giá nhỏ khá hiếm ở các siêu thị, nhưng việc trả lại bằng kẹo là việc cực chẳng đã mới phải làm, chứ đừng lạm dụng quá rồi coi nó như một việc “tất lẽ dĩ ngẫu”.

Hồi mới thì còn hay được nghe câu “Em hết tiền lẻ, anh chị thông cảm nhận kẹo thay giúp em”, giờ thì ít lắm, thậm chí nhiều nơi cũng chẳng được câu nào, mặt thì cứ đâm đâm. Lời nói không mất tiền mua, muốn khách thông cảm thì các siêu thị, đặc biệt là những nhân viên thu ngân cũng cần phải có thái độ tôn trọng khách trước đã”.

Không ít người cũng đồng tình lên tiếng, câu chuyện ở đây không phải là chuyện khách hàng quá kiệt sỉ hay so đo “một vài đồng bạc” nữa, mà quan trọng là thái độ, cách ứng xử của mỗi siêu thị, mỗi nhân viên đối với khách hàng như thế nào, khi mà 1.000 đồng, 2.000 đồng hay 500 đồng vẫn có thể xuề xòa bỏ qua cho nhau, nhưng đó cũng là tiền xương tiền máu và cũng cần phải được quý trọng như bất kỳ đồng mệnh giá lớn nào khác.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Huyền Trân

Được quan tâm

Tin mới nhất