Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Để săn được những bức ảnh đẹp nhất về mưa sao băng tối nay, hãy chú ý

Tối nay và rạng sáng mai, chúng ta sẽ được xem cơn mưa sao băng lớn nhất năm 2016 với tần suất xuất hiện đỉnh điểm lên đến 200 vệt/giờ. Đây là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp và anh em nên tranh thủ cơ hội này để ghi lại cho bản thân những bức ảnh đặc biệt.

Cách chụp mưa sao băng cũng tương tự như cách chụp ảnh thiên văn cơ bản: Phơi sáng trong thời gian dài để khi lại hình ảnh của sao băng. Dưới đây là một số lưu ý cũng như kinh nghiệm để các bạn có thể chụp ảnh tốt hơn:

mua sao bang 2

1. Tìm một vị trí đẹp

Ngoài việc chọn địa điểm đẹp, chúng ta cần một vị trí có góc nhìn rộng, bao quát và tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thới tiết không mong muốn. Nếu được, chúng ta nên lên những nơi có độ cao, tránh được mây và sương mù.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch câu lạc bộ thiên văn học trẻ cho biết, thời điểm quan sát mưa sao băng tốt nhất ở Việt Nam là đêm 11, rạng sáng 12/8 và đêm 12, rạng 13/8. Tuy nhiên, theo cơ quan khí tượng, nhiều khả năng các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng có thể khó quan sát do trời nhiều mây.

mua sao bang 3

2. Xác định vị trí của cơn mưa sao băng

Phòng Vật lý Thiên Văn và Vũ trụ (Trung tâm Vệ tinh Quốc gia) cho biết, hướng quan sát tốt nhất là hướng Bắc hơi chếch về phía Đông khoảng 30 độ bởi mưa sao băng nằm ở độ cao khoảng 30 độ so với phương ngang.

Dựa theo dữ liệu từ phần mềm Stellarium, từ hướng này, chúng ta có thể thấy cả Milky Way:

mua sao bang 7

3. Chuẩn bị các thiết bị cần thiết

a. Máy ảnh:
Để đạt được chất lượng ảnh tốt, chúng ta nên ưu tiên sử dung máy có kích thước cảm biến càng lớn càng tốt, dải ISO càng rộng càng tốt.
Vì hiện tượng này các bạn có thể quan sát bằng mắt thường nên các bạn cũng có thể chụp bằng các điện thoại có thẻ chụp ở tốc độ màn trập chậm (phơi sáng lâu)

b. Ống kính:
Nên chuẩn bị các ống kính góc rộng hoặc siêu rộng và khẩu độ ống kính càng lớn càng tốt

mua sao bang 4

c. Chân máy:
Nên chuẩn bị các loại chân máy cứng cáp, có khả năng chịu tải tốt để không bị rung hoặc ngã khi gắn dàn máy của bạn lên

mua sao bang 5

d. Kích chụp từ xa:
Khi phơi sáng, mọi rung động của máy đều sẽ ảnh hưởng đến ảnh. Vì thế chúng ta cần dây bấm mềm hoặc remote điều khiển từ xa để giúp chúng ta kích chụp mà không cần đụng vào máy, nhờ đó giảm thiểu những chấn động không mong muốn.

mua sao bang 6

e. Pin dự phòng:
Nên đem theo pin dự phòng để quá trình chụp không bị gián đoạn, đặc biệt với các bạn dùng Mirrorless, vốn có thời lượng pin rất thấp.

f. Chuẩn bị thẻ nhớ lớn:
Các bạn sẽ cần các thẻ nhớ lớn để ghi được càng nhiều ảnh càng tốt.

4. Các lưu ý khi chụp

a. Chọn bố cục đẹp để có đủ tiền cảnh, hậu cảnh,…
Một bức ảnh tốt là cần có bố cục tốt. Ngoài việc chụp mưa sao băng, chúng ta nên cho thêm các yếu tố khác như tiên cảnh, hậu cảnh như Núi, rrừng cây, hay thành phố,… Nếu cảm thấy tiền cảnh thiếu sáng, bạn có thể dùng đèn pin để trợ sáng.

b. Hãy chụp ở chế độ Timelaspse: Nghe có vẻ lạ, nhưng thật sự bạn nên chụp ở chế độ Timelapse vì nhiều lý do như:
Có được lượng lớn ảnh để chọn được khoảnh khắc đẹp nhất
Lượng ảnh đó có thể dùng để tạo thành video timelapse
Nếu không làm video timelápe, các bạn có thể dùng kỹ thuật Stack để ghép các bức ảnh đó thành ảnh Startrail,…

mua sao bang 8

c. Lấy nét vô cực
Hãy chuyển sang lấy nét vô cực và khoá nét. Điều này sẽ giúp cho bức ảnh của phong cảnh của bạn đạt độ nét cao nhất. Đặc biệt khi chụp timelapse, việc này giúp tất cả ảnh các bạn đạt độ nét đồng đều.

d. Chụp ở góc rộng, khẩu độ lớn nhất và đừng ngại tăng ISO

mua sao bang 9

Khẩu độ: Để mở hết mức, mục đích là để tăng lượng ánh sáng thu vào, giảm tốc độ màn trập, giảm ISO. Nhiều bạn lo ngại việc để khẩu độ quá lớn sẽ khiến DOF mỏng. Nhưng thực chất khi bạn lấy nét vào điểm vô cực thì ảnh sẽ nét từ đâu tới cuối. Đây gọi là lấy nét ngoại tiêu Hyperfocal Distance.
ISO: Càng thấp càng tốt. Tuy nhiên chúng ta sẽ điều chỉnh lên cao tuỳ theo tốc độ màn trập.
Tốc độ màn trập: Chúng ta đang ở Trái đất và nó luôn tự quay quanh trục. Nếu chúng ta phơi sáng lâu quá mức cần thiết, chúng sẽ kéo thành vệt sao (Star trails)
Bên cạnh đó, chúng ta nên chụp ở tiêu cự rộng vì tiêu cự càng rộng thì khả năng bị Startrail càng ít theo nguyên tắc 500

ví dụ 1: Bạn đang chụp tại tiêu cự 14mm trên máy ảnh Full Frame => Thời gian phơi sáng tối đa để tránh startrail là: 500/14 = 35,7.
Vậy bạn phơi sáng 35s là đủ để có ảnh. Quá 35s, vệt sao sẽ bị kéo dài

Để săn được những bức ảnh đẹp nhất về mưa sao băng tối nay, hãy chú ý Ảnh 9

Sau sự kiện này, chúng ta sẽ có cuộc thi ảnh nho nhỏ để chia sẻ, giao lưu kinh nghiệp chụp. Còn chờ gì nữa mà không nhấc máy lên và đi!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Tinh Tế

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV