Sau đó, một kỹ thuật viên hàng không dưới mặt đất đã được điều tới, anh này giải quyết bằng cách dùng thang leo lên, xịt thuốc xua cho ong bay đi.
Chia sẻ thông tin này trên trang cá nhân, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho hay, đây không phải là lần đầu tiên ong gây ra rắc rối với ngành hàng không thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, đây là lần đầu.
Theo tờ Dailymail, hồi tháng 7 năm ngoái, chiếc Airbus-319 của hãng hàng không Rossiya Airlines bị hàng nghìn con ong tấn công tại sân bay quốc tế Vnukovo (Moscow, Nga) khi đang di chuyển ra đường băng để cất cánh tới St Petersburg; làm trễ chuyến cả tiếng đồng hồ.
Trước đó, một bầy ong khổng lồ đã bu kín kính chắn gió, chui vào động cơ máy bay của hãng Allegiant Air đi Minnesota (Mỹ), làm máy bay không thể cất cánh.
Một số người cho rằng ong mật khi có thêm một con ong chúa thứ 2 thì chúng chia đàn, một nửa ở lại và một nửa đàn theo ong chúa bay đi tìm bãi đáp mới. Có thể khi máy bay vừa đỗ thì đúng lúc đàn ong chia đàn đó bay đến và bu lại.
Facebooker Nguyen Huu Minh dẫn thông tin từ báo WSJ khi viết về hiện tượng này giải thích: “Bầy ong khi di trú với ong chúa để tìm một chỗ ở mới, nơi nào ong chúa đậu thì bầy ong sẽ bám chung quanh nơi đó. Khi ong di trú thì nó thường nghỉ dọc đường cho đến khi tìm được chỗ nó thích. Vì sân bay thường là một vùng đất rộng, không cây cối nên các máy bay đậu rải rác trở thành điểm dừng chân hoặc tạm dừng chân để nghỉ ngơi”