Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Cứu nguy' cho các đồ vật trong nhà bằng 30 'mẹo' không tưởng sau đây

Bạn có biết, các thiết bị trong nhà thường bị hỏng và phải thay thế là do người dùng sử dụng không đúng cách, không tuân thủ theo hướng dẫn hoặc vô tình mắc phải lỗi sai trong quá trình sử dụng chúng.

Dưới đây là những mẹo nhỏ bạn cần lưu ý trong quá trình sử dụng để giúp cho các vật dụng gia đình hoạt động hiệu quả hơn, không bị hao mòn và thậm chí là gia tăng tuổi thọ cho chúng:

1. Máy giặt

1

- Không đặt các vật nặng hoặc leo trèo lên mặt trên của máy giặt. Đây là một lỗi khá phổ biến với người dùng.

- Luôn kiểm tra các túi quần/áo, đảm bảo không còn vật dụng như tiền xu, vật cứng còn ở bên trong.

- Không sử dụng thêm hóa chất trong quá trình hoạt động của máy giặt, trừ nước giặt và nước xả. Ví dụ như xà bông tẩy rửa cũng có thể gây hư hại cho máy của bạn.

2 - Khi máy đã dừng hoạt động, cần đưa hết quần áo ra ngoài, sức nặng của quần áo khi chưa khô có thể làm hỏng các xi lanh

- Lau khô phần cao su trong máy giặt của bạn sau mỗi lần giặt xong, làm khô các ngăn để nước xả và nước giặt để tránh nấm bên trong. Thỉnh thoảng cũng cần phải rửa sạch những ngăn này.

- Nếu máy giặt không có chức năng tự vệ sinh, cần định kỳ mỗi tháng nên làm sạch khoang máy giặt bằng nước nóng, xà phòng, nước chanh, giấm hoặc các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng cho máy giặt.
3

2. Tủ lạnh

- “Chăm sóc” tủ lạnh trước khi vào nhà: Tủ mua về trong quá trình vận chuyển cần được dựng theo phương thẳng đứng, không nên nghiêng quá 40 độ. Điều này nhằm hạn chế dầu máy nén bị tràn ra, làm hỏng toàn bộ hệ thống tủ.

4

- Không đưa thức ăn còn nóng vào tủ lanh. Hãy đợi chúng nguội bớt trước khi bỏ vào ngăn mát.

- Các tủ lạnh hiện đại không cần rã đông một năm 2 lần như trước. Nhưng đôi lúc bạn cũng cần phải vệ sinh tủ, do đó cần tắt và rút hết các nguồn điện nếu cần.

- Đừng quên bộ phận điện trở của tủ lạnh, chú ý làm sạch bụi bẩn và luôn nhớ phải tắt nguồn điện trước khi làm.

3. Nồi hơi
5

- Giữ mặt ngoài nồi hơi đặc biệt là nơi tiếp xúc đáy nồi phải khô ráo

- Khi nấu xong, cũng cần tháo lõi nồi ra để cho khô thoáng

6 - Không nên dùng miếng sắt để vệ sinh cặn dưới đáy sau khi nấu ăn, nên vệ sinh bằng miếng bọt biển mềm mại.

4. Máy rửa chén đĩa
7

- Sắp xếp đồ cần rửa theo đúng hướng dẫn

- Trước khi xếp vào máy rửa chén bát, cần loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa, giấy ăn, lau qua phần mỡ thừa còn bám trên đó. Giấy vụn có thể làm tắc nghẽn bộ lọc của máy
8 - Sử dụng thuốc tẩy chuyên dụng cho máy giặt, nếu sử dụng chất lỏng thông thường có thể gây sự cố trong quá trình hoạt động của máy.

- Đặc biệt chú ý khi đưa vào máy những vật dụng quá nhỏ vì nếu đặt không đúng cách, nó có thể rơi xuống phía dưới, chặn bộ phận trục quay.

5. Lò vi sóng
9 - Một mẹo nhỏ mà nhiều người không biết: Hãy làm nóng thức ăn khô bằng cách cho thêm một ly nước lọc đặt vào trong máy.

- Không nên đặt vật dụng phía trên lò vi sóng để tránh cản trở quạt thông gió của máy.

- Không bao giờ bật lò khi không có gì bên trong, điều này có thể khiến thiết bị tạo sóng trong lò bị hư.

- Không đặt thức ăn quá nhiều hoặc vượt quá trọng lượng đã được nhà cung cấp ghi trên thiết bị.  10 - Không sử dụng các món ăn mà khi đưa vào lò có thể gây cháy như bát sứ có men, quả trứng…

- Không làm nóng thực phẩm lâu hơn mức cần thiết.

- Đặc biệt, vệ sinh sạch sẽ dầu mỡ, thức ăn bám trên thành tủ.

6. Lò nướng bánh mì
11 - Không để nước dây vào bên trong lò nước bánh, không sử dụng lò khi tay còn ướt. Đặt lò tránh xa các vật dụng bắt lửa như rèm cửa.

- Chỉ dùng nướng bánh mì khô, không sử dụng khi bánh đã quết với mứt, kem hoặc có đường.

- Cần thường xuyên lau sạch bên trong và nhớ tắt nó khi không còn sử dụng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết San San

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc