Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Logo Saostar - Special special

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Copy Link
Chia sẻ

"Này, tớ đã mất gần 10 năm chờ "cậu" đấy, từ khi tớ là một cô sinh viên, giờ đây con tớ 2 tuổi rồi. Hồi đó, tớ sang Bangkok (Thái Lan) và đi tàu điện, trộm nghĩ rằng đến khi nào mình mới có thể di chuyển bằng phương tiện này ở Việt Nam. Vậy mà giờ đây, ngay lúc này, tớ đang ngồi trên chuyến tàu điện trong lòng thủ đô", chị Bảo Yến (ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) háo hức, chỉ tay về phía toa tàu đang huyên náo.

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 1

Tuyến số 2A (tên khác: Tuyến Cát LinhHà Đông hay Tuyến Cát Linh) là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. ... Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng.

Vào tháng 11/2021, chuyến tàu điện này đã chính thức được vận hành.

Trong ngày đầu tiên lăn bánh, ga tàu Cát Linh - Hà Đông đã có đông người đứng đợt. Người xếp hàng dài từ tầng trên đến tầng dưới, đợi lượt của mình lên chuyến tàu điện đầu tiên của Thủ đô. 

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 2

Một cảm giác hân hoan, vui sướng len lỏi trong tim mỏi người. Người dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã mong đợi phút giây này quá lâu. Hay nói cách khác, chúng ta đã có 10 năm chờ đợi Cát Linh - Hà Đông lăn bánh. Một cuộc hẹn trải dài gần thập kỉ!

Trên toa tàu, anh Đào Xuân Phương (25 tuổi) hào hứng kể: "Từ khi tôi xuống Hà Nội học là 8 năm về trước tôi đã rất háo hức khi biết Thủ đô đang xây dựng một tuyến đường sắt trên cao. 

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 3

Tôi cũng như bạn bè thường chờ đợi tuyến đường hoàn thiện để được đi trải nghiệm từ rất lâu rồi. Sau nhiều lần trễ hẹn thì lần này chúng tôi đã chờ đợi được. 

Khi nghe tin tuyến đường hoàn thiện và được chính thức đưa vào sử dụng thì tôi vui lắm, rủ bạn bè đi trải nghiệm. 

Mình nhìn nhau qua lớp khẩu trang, rồi ngắm nghĩa những khoang tàu mới toanh, cảm nhận những niềm vui lấp lánh. Vậy thôi, cũng đủ hạnh phúc rồi.

Tàu Cát Linh - Hà Đông hoạt động không chỉ báo hiệu rằng tôi có thể sử dụng một phương tiện hiện đại để đi làm, đi học, đi chơi, mà nó còn đánh dấu một cột mốc đặc biệt của giao thông quốc gia".

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 4

Nhà ông Cao Minh Tuấn nằm gần ga Cát Linh. Nhìn những tuyến tàu vun vút lao đi, lòng ông không khỏi mừng vui. Lúc có thông tin về dự án Cát Linh - Hà Đông, ông Tuấn vẫn là một người đàn ông trung niên. 

Vậy mà giờ đây, tóc ông đã điểm bạc, cùng con cháu đi lên chuyến tàu điện đầu tiên của Hà Nội. "Tuyến đường góp phần đem lại một bộ mặt mới cho Thủ đô. Hôm đầu tiên nghe báo đài đưa tin tuyến đường sắt đi vào hoạt động, dù rất háo hức nhưng tôi không đi luôn vì lo sợ dịch bệnh và nghĩ sẽ đông.

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 5

3 ngày sau tôi đã đi trải nghiệm, mọi người ai cũng hào hứng và cũng không còn tình trạng đông người dân chờ đợi xếp hàng nữa. Đi tàu thì khá là lạ lẫm, các nhà ga cũng sạch đẹp nhiều góc cảnh như ở nước ngoài vậy. Đường tàu chạy ở trên cao nhìn xuống cũng có nhiều góc rất là đẹp. Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến đường đẹp như vậy cũng rất xứng đáng rồi", ông nói.

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 6

Cũng như ông Tuấn, nhiều người Hà Nội đã có một cuộc hẹn tròn một thập kỉ với Cát Linh - Hà Đông. 

Chị Hà Bích Ngọc (sinh năm 1995) kể: "Mình mong chờ tàu Cát Linh - Hà Đông, từ khi nó được khởi công vào năm 2011. Vào năm 2013, mình từ tỉnh lẻ ra Hà Nội học tập, ngôi trường mình học lại nằm trên đường có trục đường sắt đi qua. 

Cảm nhận lúc đó của mình là chỉ mong công trình này chóng xong để bớt tắc đường, bớt bụi vì khi thi công rào chắn dựng ra tới giữa đường. Nhưng tốt nghiệp, đi làm rồi mà đường sắt vẫn chưa hoạt động khiến mình hơi hụt hẫng. 

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 7

Bạn biết không, mình xem phim Thái, phim Hàn, thấy người ta di chuyển bằng tàu điện thì thích lắm. Hiện nay, Cát Linh - Hà Đông đã hoạt động rồi, mình sẽ ngắm nhìn thành phố trên cao thật nhiều".

Trên chuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, những cụ ông với mái tóc hoa râm và các bạn trẻ với lòng háo hức, họ đã cùng nhau ngồi lại trên chuyến tàu điện đầu tiên của Hà Nội.

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 8

"Nhìn đoàn tàu lăn bánh mà thấy hồi hộp, xao xuyến như lần đầu đi gặp người yêu quen qua mạng ấy, khó tả lắm. Cứ nghĩ tới việc lên tàu trên cao, nhìn ngắm thành phố chil chill là sướng hết người rồi", một cô sinh viên hào hứng nói với bạn, khi ngồi trên toa tàu.

Những cụ già tóc điểm bạc vẫn ngồi trầm ngâm nhìn ngắm đường phố, khi con tàu vun vút lao đi. Vài bạn trẻ rủ nhau chụp ảnh, check-in trên toa tàu. Tất cả đều háo hức, mừng vui.

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 9

"Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài hơn 13km đi trên cao, với 12 ga, tốc độ thiết kế 80km/h, tốc độ khai thác thương mại trung bình 35km/h. Khi vào ga, tàu sẽ dừng 25-35 giây để khách lên xuống. Thời gian tàu chạy toàn tuyến hết 25,5 phút (gồm cả thời gian dừng).

Thời gian tàu chạy hàng ngày sẽ bắt đầu phục vụ từ 5h đến 23h. Giờ cao điểm cứ 6 phút sẽ có chuyến tàu (sức chứa 960 người), giờ thấp điểm 10 phút/chuyến cập ở các ga để đón trả khách".

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 10

Những dòng thông tin này đã được Bảo Yến lưu vào điện thoại. Cuối tuần, cô lại dắt con trai lên đây trải nghiệm.

"Có nhiều nói với mình rằng, nhìn dòng người đông đúc chả muốn đi. Nhưng mình nghĩ, họ không biết rằng người Hà Nội không chỉ đơn giản là đang trải nghiệm, người ta còn muốn nhìn ngắm Cát Linh - Hà Đông như một cột mốc đánh dấu sự hiện đại của giao thông nước nhà.

Chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông lăn bánh, mang theo niềm tin, hy vọng sự phát triển sắp tới của đất nước", cô nói.

Cuộc hẹn một thập niên với đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh 11

Cũng giống như Hà Nội, người Sài Gòn vẫn đang mong đợi tuyến Metro Bến Thành thành hình, lăn bánh chạy ngang dọc trong lòng thành phố. 

Được biết, đến cuối năm 2022, đoạn trên cao của metro Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được khai thác tăng tính kết nối cho mạng đường sắt đô thị.  Việc những tuyến tàu điện đang được thiết lập đã khiến người dân kỳ vọng vào giai đoạn khởi động của hệ thống metro hiện đại. 

Bài viết

Khải Anh

Copy Link
Chia sẻ
Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp