Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

'Cứ để kẹt xe cho người dân chịu hết nổi, chuyển sang đi xe bus'

"Không mở đường, cứ để kẹt xe người dân chịu hết nổi sẽ chuyển sang dùng phương tiện công cộng", TS Huỳnh Thế Du nêu vấn đề.

Tại hội thảo các giải pháp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020 được tổ chức sáng 29/3 tại TP HCM, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du từ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) cho rằng cần phải có cách tiếp cận khác về vấn đề. Nếu tiếp tục nghĩ, làm như cũ rất khó tạo ra các đột phá nhằm giải quyết triệt để bài toán giao thông của thành phố và đến năm 2045 vẫn còn ùn tắc.

“Tập trung xây thêm đường và làm cầu vượt để giải quyết tình trạng ùn tắc như hiện nay khiến tình trạng này trong tương lai càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thực tế đã chứng minh ở các nước trên thế giới”, ông nói.

Theo TS Huỳnh Thế Du, muốn giảm ùn tắc 5-10 năm tới TP HCM cần tập trung nguồn lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Theo TS Huỳnh Thế Du, muốn giảm ùn tắc 5-10 năm tới TP HCM cần tập trung nguồn lực phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng.

Theo TS Du, nguyên nhân là khi xây thêm đường nhiều người có xu hướng mua thêm phương tiện cá nhân và sử dụng thường xuyên hơn. Tình trạng giao thông chỉ được giảm nhẹ trong giai đoạn đầu khi đường mới xây xong, sau đó lại tiếp tục tắc nghẽn.

“5-10 năm tới TP HCM cần tập trung nguồn lực để phát triển bằng được hệ thống vận tải hành khách công cộng. Nếu không, khả năng thành phố trở thành một bãi đậu xe khổng lồ như Banglok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia) là rất cao”, ông Du cảnh báo.

Lấy ví dụ việc xây tuyến metro số 1, ông Du nói: “Lẽ ra khi xây không nên mở rộng xa lộ Hà Nội bởi khi đó đường xe cá nhân sẽ tiện hơn, không ai chọn metro. “Nếu không mở đường mà cứ để kẹt xe người dân chịu hết nổi tất yếu sẽ chuyển sang dùng phương tiện công cộng”, ông Du nêu quan điểm.

Còn Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn (Giảng viên ĐH Việt Đức) nói, nên quản lý giao thông toàn diện thay cho tư duy hạn chế xe cá nhân. Trong đó, việc quản lý phải đáp ứng 4 mục tiêu là thỏa mãn nhu cầu di chuyển; an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; tăng hiệu quả kinh tế.

Ông Tuấn cho rằng, việc người dân dùng xe máy cũng là một giải pháp cho giao thông đô thị vì trong cùng một diện tích đường thì xe máy chở được nhiều người hơn.

Từ kinh nghiệm của các nước, ông Tuấn ủng hộ việc không mở đường theo sự phát triển của phương tiện mà so sánh các giải pháp xây đường bộ hay đường sắt đô thị có sức chở lớn, giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông.

Theo Phó GS.TS Nguyễn Văn Hiệp (Khoa Kỹ thuật Xây dựng, ĐH Bách khoa TP HCM), việc ùn tắc và tai nạn giao thông không chỉ có TP HCM mà Hà Nội cũng đang trong tình trạng báo động. Một trong những nguyên nhân chính là do người sử dụng phương tiện giao thông là chủ yếu; người kinh doanh trên đường phố, vỉa hè; không chấp hành quy định giao thông như: rẽ tùy tiện, vượt tùy tiện, không nhường nhau…

“Để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông cần tăng thuế lưu hành các loại xe, trừ xe vận tải hành khách công cộng. Đây không phải là hình thức tận thu mà để người dân ngại khi sắm xe lưu thông. Tăng mạnh mức xử phạt, tối thiểu 3 lần sẽ làm cho người ta sợ bị phạt mà chấp hành luật giao thông”, ông Hiệp nói.

Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Bùi Xuân Cường cho hay sẽ tiếp thu, phân loại để thực hiện giải pháp nào trước, giải pháp nào sau. Trong đó, ông Cường nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông trong những năm tới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?