Chợ Dân Sinh (quận 1, TPHCM) có hơn chục sạp bán hàng quân trang, quân dụng. Lân la dò hỏi, chúng tôi được biết, hàng ở đây đều được bán cho khách quen. Lần đầu phải có người quen dẫn đi mới mua được hàng.
“Quân trang cũng có nhiều loại, hàng nhái là 220.000 đồng/bộ, hàng thật 700.000 đồng/bộ. Quân hàm, dây nịt giá 100.000-180.000 đồng/chiếc, tùy loại. Đồ này tôi nhập từ chợ vùng biên về nên hơi đắt. Giá cao gấp 4-5 lần so với giá gốc ở ngoài đó. Nhưng mua ở đây thì vẫn rẻ hơn khi mua trên mạng”, ông Tài, một chủ sạp nói.
Ở chợ Dân Sinh luôn có một vài người xuất hiện thường xuyên mời chào khách những món hàng “nóng”, công cụ hỗ trợ,…
Tại điểm bán đồ cũ ở “chợ trời” đường 3 tháng 2 (gần điểm giao nhau với đường Lê Đại Hành) luôn trưng bày một số đồ cũ, dao ngắn và vài vỏ dụng cụ kích điện. Chúng tôi thử đặt vấn đề mua loại đèn pin vừa có chức năng chiếu sáng, vừa có thể phóng điện được. Sau khi đưa ra điều kiện phải xem hàng trước, người bán hàng thoáng chút ngập ngừng rồi yêu cầu chúng tôi đứng tại chỗ chờ anh ta đi lấy hàng.
Lát sau, anh ta quay lại lấy ra 3 loại dụng cụ phóng điện bao gồm: loại phóng điện đèn pin ngụy trang, dụng cụ phóng điện kết cấu theo dạng cây 3 chất và dạng hộp quẹt. Anh bán hàng ra giá: “Đèn pin 700 ngàn đồng, còn hai loại kia 800 ngàn đồng. Em còn nhiều loại cao cấp nữa nhưng không mang theo đâu. Muốn mua thì phải đặt hàng”.
Hỏi về nguồn hàng, anh này nói: “Hầu hết đều xuất xứ Trung Quốc, mỗi tháng hàng về một lần nhưng có khi “đứt hàng” đến mấy tháng lận. Tụi em hầu hết đều có nguồn bên cửa khẩu nhập về nên anh khỏi lo. Anh muốn mua loại nào thì cứ đặt trước”.
Sôi động chợ online
Khi chúng tôi đặt vấn đề giao dịch, Vĩnh yêu cầu chúng tôi cho địa chỉ nhà để giao hàng tận nơi. “Anh có thể chuyển tiền trước hoặc khi nhận hàng rồi đưa tiền luôn cũng được” - Vĩnh nói. Lúc chúng tôi yêu cầu đến địa chỉ để được xem “hàng”, Vĩnh cho biết vì để tránh công an nên không giao dịch tận nhà. Nếu muốn xem hàng, Vĩnh sẽ đem ra quán cà phê để chúng tôi xem.
Người mua, bán vũ khí nguy hiểm đều có thể bị xử lý hình sự Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM cho biết, điều 3, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) có quy định các loại vũ khí bao gồm: Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Vũ khí quân dụng gồm: Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự; vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ. Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 quy định: Nghiêm cấm tổ chức và cá nhân sản xuất, sửa chữa, mua, bán, mang ra nước ngoài, mang từ nước ngoài vào, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, biếu tặng, trao đổi các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép. Nếu người bán hàng mua trực tiếp từ những người trộm cắp quân dụng có thể xem xét họ về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Nếu chỉ là hàng giả, hàng nhái thì có thể xem xét về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. “Vì vậy, người nào tàng trữ trái phép vũ khí là hành vi trái pháp luật có thể bị khởi tố theo quy định tại Điều 233, Bộ luật Hình sự về tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ”, Luật sư Hậu nói |