Chao, cậu bé có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Ba mẹ Chao ly hôn để lại cậu bé sống cùng bà. Bị mắc chứng tự kỷ nhưng Chao được bà gửi đến trường cùng học với những đứa trẻ bình thường khác. Việc học tập của Chao vô cùng khó khăn khi cậu không thể tập trung học tập và cũng không giao tiếp với những người bạn.
Đến trường học với những đứa trẻ bình thường đối với Chao là một khó khăn. Bị bạn bè chế diễu liên tục. Chao ngày càng cuộn mình sâu hơn trong cái vỏ bọc do chính em tạo ra. Mong muốn giúp Chao có thể hòa nhập với thế giới xung quanh, cô giáo trẻ tên Suriporn quyết định tìm hiểu sâu hơn về những đứa trẻ bị phân cách, mắc chứng tự kỷ.
Từ việc tìm hiểu những đứa trẻ bị mắc chứng tự kỷ thích gì đến các cách làm sao để thu hút được sự chú ý của chúng. Cô Suriporn đã khiến Chao chú ý hơn trong những giờ học bằng cách dùng phấn bảng nhiều màu và thước dạy học có gắn hình chong chóng. Không những vậy, cô còn dành thời gian chơi trò chơi cùng Chao, thực hiện những phương pháp hướng dẫn tỏng sách để chao mở lòng giao tiếp.
Dần dần, đối với Chao, cô giáo Suriporn như một cầu nối để Chao tiến gần hơn với thế giới bên ngoài. Khoảnh khắc xúc động nhất của câu chuyện là khi cả cô giáo và Chao đều biết rằng họ chính là cầu nối cho nhau, là nguồn động lực để Chao tự thoát ra cái vỏ bọc do chính mình tạo ra để tránh xa thế giới xung quanh.
Khi Chao bị yêu cầu đuổi học do không thể kiểm soát được cảm xúc của mình và đánh bạn. Cô Suriporn là người duy nhất đứng ra bảo vệ Chao. Có lẽ Chao cũng phần nào cảm nhận được tình cảm của cô Suriporn dành cho mình nên em đã có một hành động bất ngờ khiến ai cũng phải rơi nước mắt.
Cậu bé đã quỳ xuống, chắp tay và liên tục cầu xin được tiếp tục đi học.
Mọi sự nỗ lực không ngừng nghỉ của một cô giáo có tâm cuối cùng cùng nhận lại được sự đền đáp xứng đáng. Chao dần dần đã biết cởi mở với thế giới xung quanh.
Ước mơ của Chao là khi lớn lên được trở thành một thầy giáo và em đã thực hiện được điều đó. Chao của hôm nay khi đã trưởng thành vẫn không bao giờ quên được công ơn của người cô đã cứu giúp cuộc đời mình.
Câu chuyện xúc động của Chao và cô Suriporn
Sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, câu chuyện này đã thu hút gần 300 nghìn lượt xem, yêu thích và chia sẻ. Câu chuyện như một thông điệp vô cùng ý nghĩa gửi đến những người thầy cô giáo, những gia đình có con trẻ bị mắc chứng tự kỷ. Chỉ cần bằng tất cả nỗ lực thương yêu và tinh thần chiến đấu bền bỉ không từ bỏ. Tương lai của một đứa trẻ tự kỷ phụ thuộc phần nhiều vào chính những người xung quanh các em. Xin hãy cảm thông và kiên nhẫn!