Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chuyện người sống phải chứng minh chưa chết ở Mỹ

Một phụ nữ lớn tuổi ở Mỹ đang phải thực hiện mọi biện pháp để thuyết phục chính phủ Mỹ rằng bà chưa chết.

Vào tháng 8 năm nay, chính phủ Mỹ tuyên bố Barbara Murphy, một phụ nữ 64 tuổi sống tại thành phố Roy, bang Utah, đã chết sau khi họ thấy một giấy chứng tử có tên bà từ năm 2014 trong tài khoản an sinh xã hội, RTđưa tin.

Giờ đây chính phủ liên bang muốn thu hồi toàn bộ lương hưu và chi phí y tế mà Barbara nhận từ tháng 7/2014, bất chấp một thực tế là bà vẫn sống.

Trụ sở Cơ quan An sinh Xã hội Mỹ ở thành phố Baltimore, bang Maryland. Ảnh: ssa.gov.

Trụ sở Cơ quan An sinh Xã hội Mỹ ở thành phố Baltimore, bang Maryland. Ảnh: ssa.gov.

Sau khi không thể mua hàng bằng thẻ tín dụng, Barbara mới biết ngân hàng phong tỏa tài khoản của bà vì Cơ quan An sinh Xã hội (SSA) thông báo với họ rằng bà đã chết.

Khi tới chi nhánh của Cơ quan An sinh Xã hội tại thành phố Roy vào ngày hôm sau, Barbara gặp một quan chức và ký một lá đơn để tuyên bố bà phản đối việc chính phủ đưa tên bà vào danh sách người chết. Vị quan chức hứa rằng trạng thái “sống” của bà sẽ được phục hồi sớm.

Nhưng sau đó SSA lại liên lạc với ngân hàng và yêu cầu họ thu hồi các khoản thanh toán an sinh xã hội trong tài khoản chung của Barbara và chồng.

Giờ đây Barbara và chồng lo ngại SSA sẽ không giải quyết vấn đề trước khi họ phải thanh toán đợt hóa đơn tiếp theo. Cặp vợ chồng cho rằng tình trạng không liên lạc giữa các cơ quan liên quan trong chính quyền khiến họ không thể đưa ra giải pháp đúng lúc.

“Có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ biết lý do khiến giấy chứng tử của Barbara tồn tại. Chúng tôi đang tập trung vào việc giải quyết nó”, cô Cindy Malone, nữ phát ngôn viên của SSA tại Utah, nói với đài phát thanh KSL.

Cindy nói SSA nhận 2,8 triệu báo cáo về người chết mỗi năm từ nhiều nguồn - bao gồm thân nhân của người chết, công ty tang lễ, các tổ chức tài chính, bưu điện, chính quyền bang, các cơ quan liên bang.

“Khoảng 0,33% báo cáo trong số đó cần được sửa thông tin”, cô thừa nhận.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Zing

Được quan tâm

Tin mới nhất