Logo Saostar - Special special

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Từ một căn nhà nằm rất sâu trong xã nghèo ở huyện Cái Bè, Mong Manh ra đón chúng tôi trên một chiếc xe máy vào buổi tối. Không khó để nhận ra em với cái dáng to lớn với chiếc áo bà ba thêu hoa và nụ cười tươi rói trên môi. Dọc đường chạy về nhà của em là rất nhiều những tiếng chào xen lẫn chọc ghẹo: “Lâu quá không gặp Mong Manh” hoặc “Hiếu bóng đi đâu đó mày”. Lê Chí Hiếu là tên ba mẹ đặt cho em lúc vừa chào đời còn Mong Manh là cái tên em tự đặt cho mình khi bước chân ra đời.

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

“Cái gì kiếm ra tiền là em làm, từ bán bánh mì cho đến khuân vác gạo ở kho. Được cái em không biết xấu hổ gì hết chị ơi, tuổi đó người ta đi học còn em ra đời nhưng nghĩ đến ba má già yếu lại bệnh nặng em chỉ muốn sớm kiếm ra tiền phụ ba má thôi.”

Mong manh mới 21 tuổi nhưng đã có gần 10 năm lăn lộn ngoài đời, làm đủ thứ nghề nghiệp, đến khi 15 tuổi thì đến với nghề múa bóng rỗi. Em mang dáng vẻ già dặn hơn bạn bè đồng trang lứa rất nhiều, mà chẳng cần đến việc này, em cũng đã trông khác mọi người lắm rồi.

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Mong Manh kể, đến với nghề cũng là cái duyên, trong một lần theo một cô bóng khác trong xóm đi xem múa bóng rồi mê cái nghề đó lúc nào không hay. Muốn là làm, em về xin theo học nghề múa bóng rỗi.

Những ngày đầu theo nghề em chỉ dám đứng ngoài coi người ta diễn, sau này vững hơn thì bắt đầu ra múa. Nhưng mưu sinh có dễ dàng bao giờ, vì đặc trưng của nghề, từ tháng giêng đến tháng 4 mùa lễ lộc người ta còn thuê đi múa cúng. Tầm tháng năm đổ về sau thì vơi dần, mùa mưa cũng đến cũng chẳng ai thuê nữa.

Để kiếm sống, em đi hát đám ma, đám cưới, ai thuê đi đâu em cũng đi. Có khi 1,2 giờ sáng người ta gọi em cũng chạy đi hát dù xa mấy cũng chấp nhận. Mong Manh tâm sự: “Chị biết sao không, mình đã là bóng rồi mà còn nghèo thì người ta khinh thêm thôi. Em phải ráng thì ba má em với em mới đỡ khổ, người ta cũng đỡ lời ra tiếng vào.”

Có hôm vừa trang điểm xong, chuẩn bị đi diễn thì trời đổ mưa mù mịt, vậy mà em cũng ráng mặc áo mưa vào rồi chạy đi. Nuốt nước mắt ngược vào trong, em lặn lội dưới mưa và để ông trời khóc thay cho thân phận mong manh của mình.

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Những lần em tập đội xe máy, đội lu rồi chậu hoa lên đầu để bị tai nạn, đến giờ những vết sẹo còn in hằn trên môi. Những lần đau đớn khôn tả, những ngày đi đi về về mà trong lòng cứ nhớ hoài cái nhìn ám ảnh của người chủ nhà khi thấy hình hài nửa nam nửa nữ của em, hay những lần đứng diễn hằng mấy giờ đồng hồ liên tục mà đến một ly nước suông cũng không có. Em biết khóc cho ai bây giờ, yếu đuối cũng đâu làm đời em tươi sáng hơn.

Người ta hay nói phận bóng gió trôi sông lạc chợ, em chỉ cười rồi nói: “Như em là còn đỡ đó chị ơi, mấy chị khác theo đoàn lô tô còn khổ hơn em nhiều lắm. Không được về nhà, không gần cha mẹ là khổ nhất. Em đi diễn xa cách mấy cũng ráng chạy về, ba má ở nhà trông dữ lắm.” Bằng cái chất giọng miền Tây nửa chân chất và nửa xa xôi, em kể chuyện đời mình nhẹ tênh như một cánh bướm, vậy mà ai cũng thấy nặng lòng thay cho em. Kiếp thân sâu hồn bướm biết bao giờ mới được bình an?

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Em chỉ dám mơ rằng: “Ngày nào còn sức khỏe em còn đi làm thì ráng giữ cái nghề, phát triển nó để người ta không khi dễ tụi bóng gió tụi em. Tụi em cũng bình đẳng như trai gái thôi.” Em nói chúng tôi nghe vậy biết vậy thôi, nhìn vào mắt em lại thấy bình yên còn xa xôi lắm. Xa như đoạn đường mỗi đêm em chạy từ nơi nọ nơi kia về nhà, và mông lung như lúc khóc lúc cười để pha trò cho cuộc đời ngoài kia.

Sẽ còn những bể dâu trong đời em phải đi, nhưng cái dáng cao lớn của em cũng không che được những mềm yếu bên trong. Vì rõ ràng em mang tâm hồn của một chú bướm, mềm mại và đầy mơ ước. Chỉ đợi một ngày cất cánh, vút bay lên bầu trời của riêng em. Của riêng mình em mà thôi.

Chuyện đời của cô bóng Mong Manh: ‘Làm bóng không được nghèo’ (phần 1)

Cuộn xuống để đọc tiếp Đọc
tiếp