Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Chia sẻ không lý trí, cư dân mạng đang tự bêu xấu mặt mình

Có lẽ, đã đến lúc, cư dân mạng nên dừng lại những hành động tuyên truyền tự phát hoặc làm thám tử tự phong trong tình trạng thiếu kiến thức trầm trọng như hiện nay!

Trong thời buổi hiện tại, mạng xã hội đã trở nên quá quen thuộc và gần gũi với mọi người, đồng nghĩa với việc nút “chia sẻ” trở thành một “công cụ quyền lực” của người dùng mạng. Khi cần lên tiếng tố giác hay phê phán chuyện gì, người ta nghĩ ngay đến cách đưa nó lên mạng. Ngay lập tức, những chia sẻ chưa biết đúng sai - phải trái đó sẽ được lan tỏa với mức độ chóng mặt và có khi sẽ cho một hậu quả khôn lường.

Dạo gần đây, cư dân mạng rộ lên trào lưu “tìm sạn” trong sách giáo dục trẻ em, bắt đầu từ bài học kỹ năng sống tập cười với đồ vật, cây cối trong nhà, phân tích chữ Hán. Đến sách dạy trẻ rèn luyện lòng dũng cảm bằng cách đi trên mảnh thủy tinh vỡ. Sau đó, lại đến những quyển sách đố vui, tham khảo có những câu đố ghê rợn như chặt đầu hay yêu cầu trẻ tìm ra sự khác biệt giữa việc đi vệ sinh của bạn nam và bạn nữ…

Desktop3

ban An dung cam Sau khi được dư luận quan tâm và lên tiếng, quyển sách Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1, có bài học Vượt qua nỗi sợ bằng cách đi qua thảm thủy tinh xuất bản năm 2014 đã được thu hồi.

Tuy nhiên, sau khi nhận được sự hưởng ứng từ cấp quản lý giáo dục, cư dân mạng có vẻ hả hê đến mức “ảo tưởng về sức mạnh” của mình. Sự việc mới nhất được mọi người chia sẻ là một phần trang sách thực hành kỹ năng sống, có nội dung là một tình huống giả định khá nhạy cảm nếu chỉ nhìn sơ qua.

11990460_1683353225221451_3842384232630062317_n

Hình chụp một phần trang sách có nội dung nhạy cảm mà cư dân mạng chia sẻ. (Nguồn ảnh: FB Nguyễn Bảo)

“Hàng ngày ngoài giờ học, Nam thường sang nhà hàng xóm chơi với các bạn và đợi mẹ đi làm về. Anh Dũng, con bác hàng xóm rất hay bày trò cho Nam và các bạn chơi. Nam rất quý anh Dũng. Một hôm, chỉ có hai anh em ở nhà. Dũng nói muốn chơi một trò chơi. Dũng muốn Nam sờ vào chỗ kín của anh ta còn anh ta sẽ sờ vào chỗ kín của Nam. Dũng nói đây sẽ là một bí mật đặc biệt giữa hai người”

Đó là nội dung của “Tình huống 2”, nằm trong sách Bài tập thực hành kỹ năng sống 4 do Lưu Thu Thủy làm chủ biên, đồng tác giả là Trần Thị Thái Hà, Đào Văn Vi như hình chụp của người chia sẻ. Sách do nhà xuất bản đại học sư phạm phát hành.

Bia sach

Quyển sách có nội dung đang được cư dân mạng chia sẻ và tranh cãi trái chiều. (Nguồn ảnh: FB Nguyễn Bảo)

Phần lớn mọi người, khi thoạt nhìn qua nội dung nhạy cảm của tình huống này sẽ vội lên tiếng tẩy chay và phê phán hệ thống giáo dục nước nhà. Những người chia sẻ lại thông tin này cũng vội quy chụp rằng sách phản cảm, chê bai người viết và nhà xuất bàn bằng những từ ngữ thô tục, nhạy cảm và đụng chạm đến những người thế giới thứ ba. Thậm chí có người cho rằng sẽ “đốt sách” nếu con em mình phải học.

Cmt che bai

Một số bình luận chê bai, thậm chí đòi “đốt sách” của cư dân mạng.

Tuy nhiên, cũng có những người chịu suy xét vấn đề và nhìn ra rằng đây là một câu chuyện nhằm giáo dục giới tính hoặc chống xâm hại tình dục cho trẻ nhỏ đáng ủng hộ. Họ cho rằng đó là bình thường, các nước tiên tiến khác đã triển khai từ lâu. Một kiểu: “vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để hươu lung tung, gây họa cho bản thân mình”.

cmt benh vuc

Nhiều người có cái nhìn thoáng hơn, và hiểu ra mục đích thật sự của trang sách.

Đúng như dự đoán, sau khi tìm hiểu chúng tôi được biết tình huống “kỳ lạ” này nằm trong Chủ đề: Kĩ năng tự bảo vệ mình, phần bài tập Tình huống an toàn và không an toàn. Nội dung bài tập yêu cầu trẻ phải phân biệt ra rằng đâu là tình huống không an toàn, và nguy cơ gì có thể xảy ra, phải ứng phó ra sao.

a1-0e0b5

a2-0e0b5

Toàn bộ tình huống và câu hỏi của phần bài tập “Tình huống an toàn và không an toàn”. (Nguồn ảnh: Kênh 14)

Để lấy thêm ý kiến, Saostar đã có cuộc trao đổi với chị Nguyễn Lam Anh - nhân viên xã hội của tổ chức phi chính phủ Partage, một người có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống xâm hại tình dụng trẻ em.

Chị cho biết: “Tình huống này thuộc vào “Nguyên tắc đụng chạm thứ 2: Không ai được phép đụng vào chỗ kín của bạn, hoặc yêu cầu bạn làm điều đó” trong chương trình giáo dục chống xâm hại tình dụng cho trẻ. Mục đích của tình huống là hướng dẫn trẻ đây là tình huống có nguy cơ cao, nội dung câu hỏi cũng hoàn toàn phù hợp với trẻ em. Người đăng tải chỉ cố tình chụp một phần, rồi nói theo ý hiểu của mình như trên, và câu hỏi có thể nằm trên hoặc dưới tình huống. Tình huống này hoàn toàn khác với câu chuyện rèn luyện kỹ năng sống bằng cách đi trên thủy tinh như những gì cư dân mạng từng lên án trước đó.”

a3-0e0b5

Phần hướng dẫn dành cho trẻ khi gặp tình huống có nguy cơ. (Nguồn ảnh: Kênh 14)

Người Việt Nam chúng ta nói riêng, và người Châu Á nói chung, thường coi những vấn đề liên quan đến tình dục là trái với thuần phong mỹ tục, là chuyện nhạy cảm và không dành riêng cho con nít. Dẫn đến việc phong tỏa hoàn toàn kiến thức với các em, khiến nhiều em đến tuổi trưởng thành rồi còn thiếu hiểu biết hoặc tự tìm hiểu rồi đi sai đường.

20121025-vo-tu-pha-thai-tren-pho-ha-noi-0

Hậu quả của việc thiếu kiến thức tình dục và bảo vệ bản thân có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn và tìm đến những cơ sở tư nhân kém an toàn.

Nhiều người thì lại quá vô tư và thờ ơ, vô tư chụp ảnh trẻ trần truồng đăng lên mạng xã hội hoặc để mặc cho người khác “nựng” bộ phận sinh dục của trẻ em từ khi chúng còn nhỏ. Lâu dần, sẽ khiến trẻ cảm thấy hành vi đó là bình thường và không cảnh giác, tạo điều kiện cho những kẻ có mục đích xấu ra tay.

“Quỷ râu xanh” Hoàng Văn Lan khi bị bắt giữ và đưa ra xét xử vì các hành vi xâm hại lạm dụng tình dục trẻ em nam.

“Quỷ râu xanh” Hoàng Văn Lan khi bị bắt giữ và đưa ra xét xử vì các hành vi xâm hại lạm dụng tình dục trẻ em nam.

Như vậy có thể thấy việc “chụp, cắt” một đoạn trong bài (sách) đã gây hiểu lầm và đánh giá sai, hoàn toàn lệch hướng với bản chất thật của nội dung giáo dục mà chương trình muốn chuyển tải đến học sinh.

Vậy thì hỡi những người vô tư và hồn nhiên nhấn nút “chia sẻ” kia ơi! Trong khi người người dồn sức lo cho sự an toàn của trẻ em, hướng dẫn chúng biết các bảo vệ mình, thì các bạn lại cho phép mình tự do phê phán không cần biết nguyên nhân, thậm chí còn tính chuyện ngăn cản con em mình học điều hay lẽ phải thì thật là đáng trách.

32_minhhoa32-470

Hãy chia sẻ có ý thức.

Trước khi quyết định nhấn nút “chia sẻ”, mong rằng mọi người sẽ là những cư dân mạng thông thái và hiểu chuyện, vì một nửa sự thực thì không bao giờ là sự thực. Một việc làm tưởng như “vô thưởng vô phạt” nhưng rất nguy hiểm, cần dừng lại đúng lúc để tránh việc rối loạn thông tin, gây họa khôn lường.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất