Theo VNE, 667 trường hợp này cụ thể như sau:
99 ca trong khu phong tỏa, trong đó xét nghiệm lần một (87 người), xét nghiệm lần hai (9 người), xét nghiệm lần ba (một người) và hai trường hợp đang xác minh thông tin.
538 trường hợp trong khu cách ly, trong đó xét nghiệm lần một (275 người), xét nghiệm lần hai (260 người), xét nghiệm lần ba (3 người).
14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện, gồm khám tại các bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (1), quận 12 (1), Lê Văn Thịnh (1), Đại học Y dược (2), Nguyễn Tri Phương (2), Thống Nhất (2), Quốc Ánh (1), Bình Tân (1), Ung bướu (1), Trung tâm Y tế Thủ Đức (1), Vạn Hạnh (1).
1 trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, phát hiện qua xét nghiệm tầm soát. 1 trường hợp phát hiện khi thực hiện mở rộng xét nghiệm. 2 trường hợp giám sát sau cách ly tập trung. 2 trường hợp nhập cảnh. 10 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
Theo TTO, Chủ tịch UBND TP - ông Nguyễn Thành Phong nhận định, nhìn con số tổng thể ca nghi nhiễm hôm qua lớn, nhưng số này phát hiện hầu hết trong khu cách ly, khu phong tỏa.
Theo ông Dũng, thời gian tới, TP.HCM cần bảo vệ những nhóm đối tượng có nguy cơ, có bệnh nền. Những người này cần được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Còn những đối tượng khác có thể coi là mắc cúm.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), nhấn mạnh đây là giải pháp TP.HCM có thể tính tới trong giai đoạn tiếp theo. Còn hiện tại, ngành y vẫn cần truy vết, xử lý với tốc độ nhanh nhất.
Đây là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố, với 2.343 ca nhiễm được Bộ Y tế công bố từ ngày 27/4 đến trưa 25/6, và số ca nghi nhiễm nêu trên.