Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Cạo hà - nghề không ai thèm làm

Hơn 20 năm làm nghề cạo hà, Sáu Thanh không đếm nổi số lần mình bị xác hà cắt vào da thịt. Sẹo cũ chưa lành đã thêm sẹo mới, bởi xác hà có khi còn sắc hơn dao.

Vịnh Vĩnh Hy (Ninh Hải, Ninh Thuận) là một trong những vịnh đẹp nhất cả nước, nổi tiếng bởi nét hùng vĩ, hoang sơ rất thu hút du lịch.

Khách du lịch đến thuê tàu đáy kính đi ngắm san hô ở vịnh thường giấu mình trong những bộ đồ chống nắng che kín người nhưng vẫn không khỏi xuýt xoa trước cái nắng khắc nghiệt nơi đây.

Đối lập với những đoàn khách du lịch đang khám phá cảnh quan ở vịnh là những người cạo hà chân đất mặc quần đùi, áo phông cũ nát dính đầy bùn đất. Họ đang dãi nắng hì hục cạo từng mảnh xác hà bám chặt lấy vỏ những con tàu nằm cách bến tàu của vịnh chừng 500 m.

Sáu Thanh và Hai Mạnh tranh thủ cạo xác hà bên mạn thuyền râm mát khi mặt trời dần lên cao.

Sáu Thanh và Hai Mạnh tranh thủ cạo xác hà bên mạn thuyền râm mát khi mặt trời dần lên cao.

Đây là loài vật đáng sợ đối với những chủ tàu, nếu bị hà bám kín thân, tốc độ di chuyển sẽ của tàu sẽ giảm 50%. Chất kết dính cực bền chặt do hà tiết ra để bám vào các bề mặt rắn, kim loại sẽ làm hỏng lớp sơn bảo vệ ăn mòn vỏ tàu. Nếu không nhanh chóng cạo đi lớp xác hà đó, vỏ tàu sẽ bị hỏng.

Đối mặt với nguy hiểm

Làng chài thôn Vĩnh Hy chỉ có 4 người làm nghề cạo hà, phân thành nhóm 2 người, chia nhau nhóm đầu làng, nhóm cuối làng thay phiên làm việc. Những người này cứ sáng sớm lại đi dọc bờ biển, xem xét từng chiếc tàu, chiếc nào có hà bám nhiều ở vỏ thì xin ông chủ tàu đó cho mình được làm vệ sinh, tức cạo hà trên vỏ tàu.

Sáu Thanh (33 tuổi) và Hai Mạnh (38 tuổi), cùng người thôn Vĩnh Hy, làm chung nhóm với nhau, đang cạo hà cho tàu của ông Ba, vì để lâu trên bờ, không đi biển nên hà bám vào, sinh sôi phủ kín cả vỏ.

Họ bắt đầu làm từ 5h sáng đến hơn 11h trưa mới giải lao uống nước, hút thuốc. Buổi sáng, mỗi người được phát một nắm xôi lót dạ, trưa được nửa bao thuốc lá, đến chiều tối nhận tiền công 60.000-80.000 đồng/người.

Khi làm xong một chiếc tàu, thuyền, họ thường được ông chủ đãi bữa nhậu. Phải chờ ngày thủy triều rút (ngày 15,16 âm lịch), nước cạn hoặc phải lật úp thuyền lại người cạo hà mới có thể làm việc.

Để làm được nghề này, họ phải có sức khỏe tốt, chịu đựng thời tiết dẻo dai và quan trọng là sự khéo léo. Xác hà rất sắc, dễ dàng cắt sâu vào da thịt người sơ ý.

Sáu Thanh nằm ngửa trên nền cát đầy xác hà để cạo sạch hà ở thân dưới thuyền. Cạo hà là nghề tự phát, với phương pháp làm việc thủ công, công cụ thô sơ, không có đồ bảo hộ lao động, lại tiếp xúc với xác hà sắc nhọn nên dễ xảy ra tại nạn.

Sáu Thanh nằm ngửa trên nền cát đầy xác hà để cạo sạch hà ở thân dưới thuyền. Cạo hà là nghề tự phát, với phương pháp làm việc thủ công, công cụ thô sơ, không có đồ bảo hộ lao động, lại tiếp xúc với xác hà sắc nhọn nên dễ xảy ra tại nạn.

Với một chiếc đục cầm tay, Sáu Thanh thoăn thoắt cạy những mảnh con hà, làm xác chúng rơi lả tả, để lại những mảng trắng xám loang lổ trên vỏ thuyền. Chiếc đục này được thiết kế mài nhọn một mặt, mặt còn lại giữ nguyên để khi cạy không làm hỏng thân thuyền.

Không có đục như Sáu Thanh, Hai Mạnh dùng dao. Anh nằm ngửa người xuống nền cát đầy xác hà, tay len vào gần đáy thuyền, tỉ mỉ cạo từng mảnh hà còn sót lại.

Đúng lúc này, ông chủ Ba bước lên thuyền lấy đồ dùng, khiến chiếc thuyền hơi chao về phía Hai Mạnh đang nằm, anh trật tay cầm dao, suýt thì tự bổ vào mặt mình.

Chỉ vào xác hà như con dao nhọn, Sáu Thanh đe rằng chỉ cần sờ vào thôi đã có thể đứt tay. Hơn 20 năm làm nghề này, anh bị chúng cắt nhằm không biết bao nhiêu lần, gần như chỗ nào trên người cùng có vết hà cắt. Có hôm nằm bò trên nền cát đề cạo như Hai Mạnh lúc nãy, bị cứa vào bụng, máu chảy lênh láng. “Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”, vừa nói, cười anh vừa vén áo khoe vết sẹo.

“Nghề không ai thèm làm”

Mỗi mét thân tàu cạo sạch, người cạo hà được trả 8.000-10.000 đồng, tùy vào mặc cả. Một thuyền nhỏ làm cả ngày cũng không được 100.000 đồng, tàu lớn có khi cạo cả tuần mới được vài trăm nghìn. Song, không phải khi nào cũng có tàu bị hà bám, có tháng làm mấy tàu lớn, nhỏ, có tháng lại ngồi không.

Người miền Nam xưa có câu dao “Một lần cho tởn tới già/Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân”, ý khuyên can người dân phải cẩn thận khi đi ở vùng nước mặn bởi thân thể loài hà sắc như dao, bị cứa vào vô cùng nguy hiểm.

Sáu Thanh nằm ngửa trên nền cát đầy xác hà để cạo sạch hà ở thân dưới thuyền. Cạo hà là nghề tự phát, với phương pháp làm việc thủ công, công cụ thô sơ, không có đồ bảo hộ lao động, lại tiếp xúc với xác hà sắc nhọn nên dễ xảy ra tại nạn.

Sáu Thanh nằm ngửa trên nền cát đầy xác hà để cạo sạch hà ở thân dưới thuyền. Cạo hà là nghề tự phát, với phương pháp làm việc thủ công, công cụ thô sơ, không có đồ bảo hộ lao động, lại tiếp xúc với xác hà sắc nhọn nên dễ xảy ra tại nạn.

Vì công việc nguy hiểm, không ổn định nên Hai Mạnh không coi đây là nghề chính. Anh phải chạy việc quanh năm, từ đi biển, câu mực, đến sửa tàu, cạo hà…

“Nhà tôi có 5 người, 3 đứa con đều đang tuổi đến trường, đứa lớn nhất học lớp 9, đứa bé nhất mới bắt đầu đi mẫu giáo. Lắm lúc phải chạy ăn từng bữa, nhưng tôi và vợ quyết nuôi chúng học hành đàng hoàng, để không phải như tôi bây giờ, làm cái nghề không ai thèm làm. Không có tàu như người ta, bất đắc dĩ vì mưu sinh tôi mới phải …”- Hai Mạnh bỏ dở câu nói, rồi thở dài đánh thượt, tay vẫn thoăn thoắt.

Tuy không phải nuôi cả gia đình như Hai Mạnh, nhưng Sáu Thanh lại mồ côi cha mẹ từ nhỏ, đi biển từ năm 11 tuổi, 13 tuổi bắt đầu làm nghề cạo hà, đến nay đã hơn 20 năm. Luôn vui vẻ, bỗ bã, thích đọc và đưa ca dao, tục ngữ vào trong câu nói, anh tự ví mình như Thằng Bờm đổi công cạo hà lấy nắm xôi của Phú Ông như trong truyện dân gian xưa.

Sáu Thanh chia sẻ: “Ít người làm nghề này lắm, vì thường bị chê bai, coi thường. Cũng vì làm nghề này mà đến nay hơn 30 tuổi rồi mà tôi vẫn chưa có vợ, ai cũng chê mình nghèo…”

Ông chủ Ba đang ăn bào ngư ở trên thuyền, thấy Sáu Thanh dừng lại nói chuyện với khách bèn nhắc anh làm việc nhanh chóng, kẻo đến tối muộn vẫn chưa xong.

Sáu Thanh cười xòa rồi nói to, như để ông chủ Ba nghe thấy: “Chúng tôi làm nghề này, không phải ai cũng tốt như ông chủ Ba đâu. Nghề này tuy không cao sang gì nhưng chúng tôi không bao giờ làm gian dối, phải chăm chỉ, tận lực thì người ta mới thương, để lần sau có người tin tưởng mới gọi mình làm tiếp chứ”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất