Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Cách dâng cỗ cúng và đọc văn khấn gia tiên chuẩn nhất dịp Tất niên: Đọc ngay còn kịp!

Vương Phi (TH) Theo dõi Saostar trên google news

Chỉ còn ít giờ nữa là đến ngày Tết niên. Lúc này, nhiều gia đình đang hối hả lo chuẩn bị việc cúng lễ gia tiên. Tuy nhiên, phải chuẩn bị mâm cúng và khấn tổ tiên như thế nào thì có lẽ không phải ai cũng biết.

Ý nghĩa ngày Tất niên

Ngày Tất niên là ngày cuối cùng của năm cũ âm lịch. Thông thường, nó sẽ rơi vào 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp, tổng kết lại năm cũ đã qua và sẵn sàng đón đợi năm mới. Chữ tất trong tất niên có ý nghĩa là hoàn thành mọi việc.

Trong ngày Tất niên, nghi thức cúng Lễ tất niên được xem là việc quan trọng, không thể bỏ qua.

Đối với nhiều gia đình, lễ tất niên có thể là một bữa tiệc dùng để cúng gia tiên, mời thêm bạn bè và người thân đến dự, quây quần bên nhau.

Thông thường, tiệc tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối. Mọi người gặp gỡ, thưởng thức đồ ăn và cùng chào đón khoảnh khắc Giao thừa. Đây là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

Ngày cuối cùng của năm cũ âm lịch, các thành viên trogn gia đình thường sum vầy bên nhau, thưởng thức mâm cỗ Tất niên.

Cúng Tất niên cần chuẩn bị những gì?

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn thường khá cầu kỳ, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Trong đó, bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.

Mâm cơm tất niên miền Trung thường có: bánh tét, giò lụa, bánh chưng, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Riêng miền Nam thường cúng tất niên bằng: Canh măng, chả giò, nem, gỏi tôm thịt, thịt kho tàu và bánh tét…

Ngoài mâm cỗ cúng trên ban thờ gia tiên, khoảnh khắc đón giao thừa, nhiều người sẽ chuẩn bị thêm cỗ cúng ngoài trời.

Tuy nhiên, những thống kê trên chỉ mang ý nghĩa tham khảo theo đặc trưng vùng miền Ngày nay, các gia đình có xu hướng đón Tết đơn giản, mâm cỗ cúng có thể đơn giản hơn hoặc xuất hiện nhiều món mới mà các thành viên trong gia đình cùng yêu thích.

Ngoài việc chuẩn bị cơm cúng Tất niên, các gia đình còn sắp dọn bàn thờ. Ngoài các vật thờ cúng, nhiều gia đình dịp Tết đến xuân về thường bài trí thêm cành vàng lá ngọc, chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo, đèn và hương, nến, rượu.

Một số gia đình sẽ bày thêm một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Trong ngày Tất niên, Giao thừa - khoảnh khắc giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Cỗ cúng gia tiên ngày Tết niên. Ảnh minh họa.

Gợi ý văn khấn lễ tất niên ngày 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin):

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại…

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vương Phi (TH)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc