Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bị đuổi học vì chiếc cà vạt: Ai là người có lỗi?

Ngày 5/9, L.Q.A đăng tải bài viết tố cáo trường quốc tế Vstar, quận 7, TP HCM, vì mâu thuẫn chuyện phát ngôn trên MXH với phụ huynh, đã tự ý trả hồ sơ học bạ của học sinh trong hè.

Chê cà vạt xấu vì không biết thắt

Chị L.Q.A kể, ngày 3/9 khi đang ngồi ở nhà, chị được người hàng xóm đến nhắc tại sao nhà trường đã vào năm học mới, nhưng con chị vẫn chưa đến lớp. Lúc này Q.A mới ngớ người ra, chạy đến trường thì được phó hiệu trưởng, tên Lộc, cho biết:

“Chị có viết một bài chê cái cà vạt của trường chúng tôi xấu, chúng tôi đã yêu cầu chị xoá đi mà tại sao chị không xoá? Chị có biết là những lời lẽ chị viết đã rất xúc phạm đến chúng tôi? Chúng tôi đã lập một hội đồng họp và quyết định không nhận con chị vào học nữa. Chúng tôi thấy đây là cái cà vạt rất đẹp, nhưng tại sao chị lại đi so sánh với một trường Hàn Quốc vớ vẩn nào đó? Chị than phiền không thắt được cái cà vạt ấy là do kỹ năng làm mẹ của chị kém, chị cần xem xét lại bản thân”.

Bài đăng thể hiện sự bức xúc trên Facebook của L.Q.A.

Bài đăng thể hiện sự bức xúc trên Facebook của L.Q.A.

Rất phẫn nộ vì thông báo này, chị L.Q.A chia sẻ, ngày 21/6 ban giám hiệu nhà trường từng liên lạc với mình để làm việc về trường hợp bài đăng chê bai trên Facebook, ảnh hưởng đến hình ảnh trường. Tuy nhiên, khi đó chị đang ở Hà Nội, nên hẹn sang tháng 7 và cuối cùng không đến. Ngày 15/7, phụ huynh này có liên hệ với cô giáo chủ nhiệm trao đổi về việc trên, cô bảo không sao nên chị yên tâm cho con nghỉ hè tiếp.

“Dù gì thì gì, việc tự động cho học sinh nghỉ học mà không thèm thông báo đến phụ huynh là sai tày trời, quyền được đi học là của trẻ con cơ mà. Hơn nữa, trường học là 1 tổ chức phải hành xử khác với 1 cá nhân chạy theo cảm xúc chứ! Ai lại vì mày chê tao nên tao cho con mày biết tay?” - chị viết.

Liên hệ với người nhân vật, chị cho biết sau khi bị trường Vstar trả hồ sơ, đã cho con theo học tại trường công Nguyễn Hiền, phường An Phú - An Khánh, quận 2, TP HCM. Ngoài bức xúc của mình, trong bài viết, L.Q.A còn đề cập đến ấm ức của nhiều phụ huynh khác, và kể về những trường hợp bị đuổi học với lý do tương tự.

Chị so sánh cà vạt trường Vstar và một trường ở Hàn Quốc.

L.Q.A so sánh cà vạt của một trường ở Hàn Quốc với chiếc cà vạt của con chị, vật mà chị cho là khó thắt.

Dư luận nói gì về việc trên?

Câu chuyện của chị L.Q.A nhận được đồng cảm của nhiều người thân quen, họ cho rằng nhà trường hành động như thế là thiếu minh bạch, trách nhiệm với học sinh. Bên cạnh đó, cũng có người đọc đưa ra những góc nhìn khác về câu chuyện, như chị N.T - một phụ huynh lâu năm của trường Vstar phân tích:

Chia sẻ với góc nhìn khác biệt của chị Thư khiến nhiều người nhìn lại vấn đề.

Chia sẻ với góc nhìn khác biệt của chị Thư khiến nhiều người nhìn lại vấn đề.

“Đọc xong thì mình có mấy ý thế này.

Thứ 1: chuyện cái cà vạt, để tìm hiểu làm sao để thắt được như vậy thì mất 2 phút tháo lỏng cái nguyên bản ra ngó sơ cái là biết. Bỏ vô máy giặt nó rời ra làm 2 sợi: chính xác, nên sau đó mình chỉ giặt tay nhanh gọn lẹ chả mất bao nhiêu thời gian vì có 3 cái thay đổi trong tuần, cuối tuần vò tí là xong. Cái mình thích ở đây là sự tiện lợi và dễ dàng cho con khi tự đeo vào, mẹ chỉ việc thắt sẵn để ở nơi quy định, sáng con tự dán dính rồi nhét vô trong cổ áo là xong. Lớp 1 mà kêu nó gài 2 cái nút bé tí trên cổ áo như cái của Hàn Quốc khó hơn nhiều nhé.

Thứ 2: chị kêu muốn cảnh báo cho các phụ huynh khác biết để con họ khỏi phải bị đuổi như con chị. Lời khuyên của chị đừng chê nhé, cứ khen nhiều vô. Theo kiểu thông thường, như mình chẳng hạn, mình sẽ post liền với mục đích giúp các phụ huynh cân nhắc hơn khi chọn trường này, chứ tháng sau lúc khai giảng rồi mới post thì muộn rồi. Chuyện đã xảy ra 1 tháng rồi chị mới post vì chị bảo cần thời gian để bình tâm lại, và chị chọn post ngay cái đêm trước ngày khai giảng, thời điểm mà các phụ huynh ồ ạt khoe hình con ở trường. 

Thứ 3: Vstarschool không phải là trường quốc tế như chị nói, nếu chị đủ quan tâm và tìm hiểu kỹ về trường mà chị dự định cho con chị vô đây học.

Thứ 4: từ chối nhận học sinh vào trường học nó khác với đuổi học. Câu chuyện của chị chưa rõ ràng lắm. Chị đã đóng tiền học phí và phí dịch vụ chưa? Nếu đóng rồi chắc chắn phải biết ngày nhập học của trường là ngày 3/8 chứ sao có thể quên để bà hàng xóm nhắc? Trước ngày nhập học, giữa trường và phụ huynh cũng phải liên hệ nhau để sắp xếp lớp, chọn tuyến xe bus chứ sao thờ ơ tới nỗi trường gọi, đang ở Hà Nội, mà sau đó về vẫn không liên hệ lại trường.

Thứ 5: đuổi học hoặc từ chối nhận vào học, nó là việc lớn, với người mạnh mẽ như chị, sao chị không đòi gặp luôn người đứng đầu ở trường là cô hiệu trưởng. Cô có phòng riêng và cũng không khó để liên hệ gặp cô, ngay cả từ hôm 3/8 sáng nào cô cũng đứng đón học sinh ở cổng trường. Như mình là mình rất muốn biết cô hiệu trưởng nói gì. 

Tuy nhiên, việc trả học bạ vào thời điểm cuối hè, không liên hệ tới cùng để thông báo cho phụ huynh, nếu đúng như chị kể, thì dù vì lý do gì trường cũng sai rồi. Cái mình nói ở trên là cách chị góp ý, xử lý và đăng đàn. Với mình thì lên facebook mình bảo cái cà vạt của trường như cái giẻ rách, nó không thể gọi là góp ý với trường được”.

Phóng viên Saostar đã liên hệ với Ban giám hiệu nhà trường để tìm hiểu về sự việc trên, nhưng hiện, nhà trường vẫn chưa có phản hồi giải thích về quyết định này.

Tạm kết:

Sự ấm ấm ức của một người mẹ có con bị trường đột ngột trả hồ sơ học bạ là có thể hiểu được nhưng không có nghĩa vì thế, chúng ta có quyền mang đến những cái nhìn tiêu cực bao phủ lên tất cả, viết lời “khinh miệt” về nhà trường trên mạng xã hội. Và vấn đề một người mẹ không làm được việc thắt cà vạt cho con, phải “đổ” cho cô giáo cũng là một việc cần suy xét lại. Ngoài ra, đồng phục suy cho cùng cũng chỉ là hình thức bên ngoài, thời trang có nhiều cách để đánh giá không thể vì mình thấy xấu, khó làm mà nó là “giẻ rách” trong khi mọi người còn lại đều thấy đẹp và tiện dụng. 

Và dĩ nhiên, nhà trường cũng không dành phần đúng trong sự việc này. Hành động trả hồ sơ học bạ một cách đột ngột có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, tương lai của trẻ. Chưa kể, làm như vậy nghĩa là đẩy trẻ sang một môi trường mới, bắt trẻ làm quen lại từ đầu, lời nhận xét của một phụ huynh, có đáng để nhà trường quên đi cái tâm của những nhà giáo và đánh đổi với tương lai của bé đến thế?

Mặc khác, có thể vì lý do nào đó nhưng khi phụ huynh đóng góp ý kiến (dù chưa văn minh), nhà trường cũng nên có cách giải quyết vấn đề khéo lớn hơn là lựa chọn đẩy học sinh ra khỏi trường. Bởi người đời có câu, lời góp ý, lời chê… có giá trị hơn cả lời khen. Rõ ràng lãnh đạo trường Vstar cần xem lại cách hành xử của mình. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Quế Ngọc Hải