Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bị đánh vì giúp người bị tai nạn, ai còn dám làm 'anh hùng'?

Khi gặp một vụ tai nạn giao thông trên đường, chúng ta thường làm gì? Đứng lại xem, chụp ảnh hay nhanh chóng bỏ đi, hay hỗ trợ đưa người bị nạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt?

Trong chia sẻ trên mạng xã hội của một thanh niên kể câu chuyện đưa người bị nạn tới bệnh viện, không những không nhận được lời cảm ơn nào, mà còn bị hiểu lầm và rước họa vào thân.

Câu chuyện như sau: Sau giờ làm, bạn ấy chuẩn bị đi xem bóng đá. Đang trên đường thì thấy một vụ tai nạn. Thấy hai học sinh bị thương khá nặng nên bạn quyết định chở đi cấp cứu. Đến bệnh viện thì bạn ấy còn phải nạp tiền điện thoại để gọi cho người thân của hai nạn nhân. Thế nhưng khi người thân của hai học sinh đến nơi, vừa thấy bạn ấy liền xông vào đánh vì nghĩ bạn chính là người gây ra tai nạn. Rất may những người xung quanh đã đến can thiệp kịp thời.

20160602-120043-anh-1_600x398

Câu chuyện khiến nhiều cư dân mạng đồng cảm. (Ảnh chụp màn hình).

Câu chuyện này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cư dân mạng. Nhiều bạn cũng chia sẻ những trải nghiệm tương tự. 
 
Bạn Phạm Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi cũng thế. Thấy người ta nằm đấy mọi người xung quanh bu vào đông mà chả ai động vào nên mình mới bảo cô chú làm chứng cho cháu để cháu đưa người ta vào viện trước (có 1 người đi cùng làm chứng). Vào viện gọi người nhà, người ta vừa đến là chạy đến tóm cổ mình rồi đánh cả ông kia đi cùng. Xong đưa ra công an, ở đấy 1 đêm lấy lời khai sáng hôm sau mới được về… Bây giờ làm người tốt dễ phải vạ vào thân. Tôi cũng xăm trổ các thứ cũng gọi là nghịch… Đúng 1 lần rồi từ đợt đấy thấy chỉ dám đứng rồi gọi người nhà người ta đến thôi”.

Bạn Tony Dương cũng bị ăn vạ một lần: “Chuẩn rồi, hồi trước mình cũng đưa một đứa bé đi xe đạp xe khác đâm đó. Chưa kịp bế đưa lên xe đi bệnh viện thì ông bố em í nhẩy vào vít tóc lên gối rồi cùi chỏ vào mặt, mình rơi kính ngơ ngơ không hiểu chuyện gì luôn, làm người tốt đâu phải lúc nào cũng đúng lúc đúng chỗ”.

20160602-120748-img_1961_520x293

Xử trí khi gặp người bị nạn, không biết làm thế nào để vẹn cả đôi đường. (Ảnh: Internet).

Hầu hết những người thân của gia đình nạn nhân đều nhầm tưởng ai đưa người thân của mình vào bệnh viện đều là người gây ra tai nạn. Nhưng họ quên một điều là những kẻ xấu, những kẻ trốn tránh trách nhiệm thừa thông minh để trốn đi, khỏi chuốc vạ vào thân. Đến viện, thay vì hỏi rõ ràng để biết trọn vẹn sự tình, tai nạn là do tự ngã hay do người khác, ai là người gây ra, thì những người thân nóng máu lại xông vào “giải quyết” ngay người liên hệ với họ.

Điều đáng buồn nhất của câu chuyện không phải là những người tốt bị đánh oan, mà là họ cảm thấy hối tiếc về điều tốt mà mình đã làm. Bạn Phạm Quốc Thành chua chát: “Nhiều khi toàn giúp người khác vì cái tâm thôi. Chứ đa phần giúp xong không nhận được một lời cảm ơn, thậm chí vớ vẩn ăn đòn ý chứ!”. Lẽ ra những người sẵn sàng làm việc tốt nên được tuyên dương để tinh thần bác ái được nhân rộng ra cả xã hội thì bây giờ, vì sự nông nổi nhất thời của gia đình người bị nạn mà chẳng ai còn muốn ra tay giúp đỡ để phải rước họa vào thân.

Chúng ta không thể trách những người bu đen bu đỏ chụp ảnh khi người bị nạn đang chảy máu bê bết, chúng ta không thể trách những người lẳng lặng bỏ đi khỏi hiện trường, chúng ta không thể yêu cầu “sao không ai chở người bị nạn đi viện?”… Không phải những người tốt không có, nhưng họ đã bị đánh đập, đã bị dò hỏi như những kẻ xấu khi hành động theo lương tâm của mình. Nếu tình trạng này cứ diễn ra, những người lẽ ra sẽ không chết phải chết vì không được ai đưa cấp cứu. Đó có thể là sẽ là người thân của chúng ta. Khi đó có lẽ chúng ta biết trách ai, biết lao vào đánh ai đây?

20160602-120933-1_32724_600x400

Cách tốt nhất là phong tỏa hiện trường, nhanh chóng gọi điện cho cơ quan chức năng. (Ảnh: Internet).

Đối với những người cảm thấy nản chí vì việc làm tốt của mình chỉ mang tới tai họa cho bản thân, chúng ta không nên làm lơ. Vì các bạn là những người tốt nhất trong số hàng chục, hàng trăm người bu đen bu đỏ ở hiện trường vụ tai nạn. Nếu ngay cả các bạn còn không bước ra giúp người bị nạn thì ai có thể đây? Thay vì vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, bạn tổ chức phong tỏa hiện trường cùng những người xung quanh, bảo vệ tài sản, điện thoại cho các lực lượng chức năng đến. Nếu không được đào tạo bài bản về sơ cấp cứu, không nên can thiệp vào nạn nhân để tránh làm tổn thương thêm vết thương của họ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất