Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bí ẩn về cây ổi cứ được “gãi” là cười ở khu di tích Lam Kinh

Bảo Trân (Tổng hợp) Theo dõi Saostar trên google news

Cây ổi xuất hiện ở khu di tích lịch sử Lam Kinh cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây, khu di tích này nổi tiếng với sự kiện anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Theo một số người chứng kiến khi không có gió, cây ổi này chỉ là một cây bình thường thế nhưng khi gãi vào phần “nách” của cây thì cây bắt đầu có hiện tượng rung lên, những chiếc lá ổi như đang “cười vì nhột”.

Cây ổi biết “cười” khiến nhiều người tò mò ở khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Internet

Theo thông tin từ Dân Việt, cây ổi biết “cười” cao khoảng 3 mét, các cành, nhánh tỏa đều đi bốn hướng, thân cây sần sùi uốn lượn như cây leo, phía dưới gốc có chỗ lồi, lõm phủ lớp rêu màu xanh.

Cây ổi xuất hiện ở khu di tích lịch sử Lam Kinh cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 50 km về phía tây, khu di tích này nổi tiếng với sự kiện anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhiều người tìm đến đây để trải nghiệm cảm giác với cây ổi thần kỳ này. Ảnh: Internet

Tương tự những cây cổ thụ có hàng trăm năm tuổi, cây ổi được trồng từ năm 1933. Nhiều người đến đây để khám phá sự kì lạ của “cây ổi biết cười”. Theo một số người, nếu gãi không đúng “nách” của cây thì lá rung nhẹ hơn. Bí ẩn nhất là mặc dù lá rung nhưng cành lại không rung kể cả những cành yếu ớt nhất. Còn khi chạm tay vào thân cây, nhắm mắt, đầu óc không suy nghĩ thì có một cảm giác lâng lâng khó tả, thoải mái đến lạ lùng. Đây là điều mà chưa ai lý giải được.

Dân Việt dẫn lời bà Trịnh Thị Nghĩa (69 tuổi) kể: “Tôi vào khu di tích Lam Kinh làm việc được 20 năm, hằng ngày trực tiếp quét dọn khu vực lăng mộ vua Lê Thái Tổ và chăm sóc cây ổi biết “phì cười” dáng rồng. Cây ổi này rất lạ, phát triển chậm, quả chỉ to hơn ngón tay cái nhưng cho trái quanh năm, khi chín tỏa mùi thơm và thường được hái dâng lên mộ vua. Du khách về tham quan rất thích thú, khi đụng vào thân cây thì các đầu lá cứ đu đua nhẹ nhàng theo cơn gió”.

Cây ổi thần kỳ có thân uốn lượn như “rồng”. Ảnh: Internet

Theo kể lại, cây ổi “phì cười” do ông Trần Hưng Dẫn quê tỉnh Nam Định cung tiến năm 1933. Ông Dẫn vốn hiếm muộn con nên đã cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ, nhờ đó mà ông hạ sinh được quý tử. Để tỏ lòng thành, ông cung tiến 4 tượng voi, 2 cây long não và cây ổi để trồng trong khu lăng mộ. Đến nay, dòng tộc ông Dẫn đang sinh sống tại Hải Phòng, mỗi đời chỉ có một người con trai nối dõi tông đường”, bà Trịnh Thị Nghĩa kể thêm.

Cũng theo nguồn báo này, năm 2008, Bộ Khoa học Công nghệ cũng đã có đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen của cây ổi ở Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Ngoài cây ổi “phì cười” còn có cây sui hơn 500 tuổi, cây đa thị hơn 300 tuổi…đều là cây di sản Việt Nam.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bảo Trân (Tổng hợp)

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tất tần tật những điều cần biết về ngành Quản lý thể dục thể thao