Sắc màu Cuộc Sống

Thêm vụ bé trai 7 tuổi ở Đồng Tháp vào công trình xây dựng chơi, bị máy trộn bê tông nghiền nát cánh tay

Theo Tổng hợp
Chia sẻ

Ngày 6/1, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) thông tin, bé trai V.T.K. (7 tuổi, ngụ Đồng Tháp) nhập viện với cánh tay trái dập nát, nhiều đất cát bám dính, đứt động mạch, sốc mất máu.

VietNamNet đưa tin, K. đi đến công trình xây dựng chơi. Em thò tay vào máy trộn bê tông và bị kẹt tay vào máy. Người làm ở công trường phát hiện tai nạn đã tắt máy, đưa trẻ ra ngoài. Khi đó, trẻ dập nát cánh tay trái và được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương. Trẻ được sơ cứu băng nẹp và truyền dịch giảm đau, chuyển lên TP.HCM. 

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ ghi nhận trẻ lừ đừ, da xanh niêm nhợt, môi tái, mạch quay bên tay phải bắt nhẹ, huyết áp 80/60mmHg. Tay trái dập nát, chảy máu, không bắt được mạch quay. Xét nghiệm dung tích hồng cầu Hct còn 18%, chẩn đoán vết thương tay trái dập nát gây đứt động mạch cánh tay, sốc mất máu.

Thêm vụ bé trai 7 tuổi ở Đồng Tháp vào công trình xây dựng chơi, bị máy trộn bê tông nghiền nát cánh tay Ảnh 1
Một ca cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM

Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu kích hoạt quy trình báo động đỏ. Đồng thời, tiến hành băng ép vết thương cầm máu, đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch truyền dịch chống sốc.

Trẻ được chuyển phòng mổ trong vòng 15 phút. Các bác sĩ chỉnh hình, mạch máu, ngoại khoa, gây mê hồi sức, hồi sức ngoại, ngân hàng máu, tích cực hồi sức truyền dịch, truyền máu, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh toan chuyển hóa máu.

Ê-kíp tiến hành cắt lọc, thám sát vết thương dập nát cánh tay, ghi nhận mô hoại tử rất nhiều, lấy ra nhiều đất cát. Thám sát ghi nhận trẻ bị đứt và dập 1 đoạn động mạch cánh tay trái 15 cm.

Nhận thấy không thể cắt nối động mạch được, bác sĩ đã rạch da 10cm ở cổ chân phải, lấy 1 đoạn tĩnh mạch hiển 12cm. Sau đó, ghép vào thay thế cho đoạn động mạch cánh tay bị dập. Hai ngón tay trái tưới máu kém, nguy cơ nhiễm trùng cao nên được làm mỏm cụt. 

Sau mổ nối mạch máu, trẻ được tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức ngoại, hỗ trợ hô hấp, chăm sóc vết thương qua cắt lọc. Các y bác sĩ tiến hành chăm sóc vết thưỡng kỹ lưỡng, đặt VAC tưới rửa, hút áp lực âm liên tục sử dụng các loại gạc sinh học sát khuẩn, hấp phụ mô hoại tử, kích thích mọc mô hạt.

Sau gần 2 tháng điều trị, mạch máu lưu thông tốt, tưới máu đầu chi hồng hào. Trẻ được cai máy thở, tỉnh táo, được ghép da và phục hồi dần tay trái. Cánh tay có thể cử động giơ lên, hạ xuống như bình thường.

Xem thêm: Chuyên gia Nhật vào cuộc vụ bé trai lọt trụ bê tông 35m: Đưa ra phương án khả thi nhưng thiết bị chưa đủ

Trước đó, một trường hợp khác tương tự cháu K. cũng diễn ra tại một công trường ở Trà Vinh năm 2019. Bệnh nhân là Đặng Quốc Minh (23 tuổi; ngụ Trà Vinh) bị tai nạn lao động thương tâm hiếm gặp khi máy trộn bê-tông cuốn luôn cánh tay, nhập viện trong tình trạng tay phải liệt hoàn toàn, sưng to, sốc.

Cụ thể, báo Người Lao Động đưa tin, sáng 15/3/2019, Bệnh viện (BV) Chấn thương Chỉnh hình TP HCM tiếp nhận bệnh nhân Đặng Quốc Minh phẫu thuật, cứu một trường hợp bị tai nạn lao động thương tâm hiếm gặp khi máy trộn bê-tông cuốn luôn cánh tay.

Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị hở bả vai và xương đòn, đứt động mạch xương đòn tay phải. Sau hội chẩn với BV Bình Dân đồng thời 3 ê kíp mổ thực hiện cùng lúc ghép mạch máu nhân tạo, nối lại đám rối thần kinh, kết xương đòn, xương cánh tay, nắn lại xương bả vai bị gãy, dẫn lưu màng phổi…sau 5 giờ cứu được bệnh nhân.

Chia sẻ

Theo

Tổng hợp

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất