Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bất ngờ với cách chim cánh cụt ứng phó với thảm họa biến đổi khí hậu

Dự đoán cho thấy 2016 sẽ là năm nóng kỷ lục, và hơn ai hết, những chú chim cánh cụt bé nhỏ, đáng yêu và nhạy cảm thì hoàn toàn không thích điều này.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với loài chim “không cánh” 

Hiện tượng nóng lên toàn cầu vẫn luôn là một trong những vấn đề môi trường có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất hiện nay đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái Đất.

Đây là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên dựa trên các quan sát qua hàng thập kỷ. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do các hoạt động của con người. Và hiện tại, theo các nhà khoa học thì chúng ta đang ở chu kỳ thứ tư của sự nóng lên này. Theo đó, mỗi chu kỳ nóng lên này có thể trai qua hàng ngàn năm, và một sự thật mà ít ai ngờ tới là nếu không kiểm soát được nhiệt độ tăng lên thì rất có thể Trái Đất sẽ mãi mãi biến mất.

Vậy làm thế nào mà những sinh vật bé nhỏ nhạy cảm như loài chim cánh cụt ở vùng Nam Cực lạnh giá có thể thích nghi với hiện tượng đáng sợ này?

Khí hậu nóng lên đang là "thảm họa" toàn cầu, và dĩ nhiên các chú cánh cụt càng không thích điều này.

Khí hậu nóng lên đang là “thảm họa” toàn cầu, và dĩ nhiên các chú cánh cụt càng không thích điều này.

năm 2016 là thời gian hành tinh xanh rơi vào trạng thái nóng kỷ lục.

Theo các nhà khoa học tại Viện Goddard của Cơ quan không gian Hoa Kỳ, NASA cho biết, nửa đầu năm 2016 là thời gian hành tinh xanh rơi vào trạng thái nóng kỷ lục.

Trong loài này, Adelie và Chinstraps là những loài chim cánh cụt dễ bị tổn thương nhiều hơn so với Gentoo trước sự thay đổi môi trường, và theo các báo cáo gần đây số lượng của chúng đang có sự suy giảm đáng kể.

6

Các loài chim cánh cụt đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự nóng lên toàn cầu do những hệ lụy đến từ sự thay đổi môi trường tự nhiên.

Những loài này không làm tăng chim non trên băng biển. Thay vào đó, họ xây dựng một tổ ra sỏi trên các khu vực thưa thớt của bờ biển Nam Cực được miễn phí của băng và tuyết

Một sự thực là những chú chim cụt cánh không nuôi chim non trên băng biển. Thay vào đó, chúng xây các tổ chim từ sỏi trên những khu vực tránh xa băng và tuyết lạnh.

Một mặt, nhiều loài được hưởng lợi từ sự tan chảy của băng bán đảo Nam Cực, bởi vì nó cung cấp cho các chú chim cánh cụt một vùng đất rộng lớn hơn và khả năng sinh sản tốt hơn.

Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nó là sự ấm nóng toàn cầu sẽ làm giảm nguồn thức ăn của chúng, tức là các sinh vật nhuyễn thể. Theo số liệu, loài nhuyễn thể đã giảm đi đáng kể trong vòng 50 năm qua và đây là nguyên nhân chính làm giảm số lượng chim cánh cụt trên thế giới.

7

Chúng thu thập đá cuội để dựng tổ cho chim non.

8

Cả chim bố và chim mẹ đều phải “góp sức” để dựng tổ cho chim non từ đá tròn, có, rêu và lông.

Thực tế, loài chim cánh cụt Gentoo có một chế độ ăn uống có phần linh hoạt hơn, do đó có thể thích ứng với sự suy giảm của loài nhuyễn thể, trong khi với loài Adelie và Chinstraps thì đây là nguồn thức ăn sống còn của chúng.

9

Khí hậu nóng dần lên, hầu như chỉ có loài chim cánh cụt Gentoo vẫn có thể phát triển bình thường.

10

Đó là bởi vì loài cánh cụt Gentoo chim cánh cụt “tạp ăn” hơn các loài khác, chúng có thể ăn thêm cá ngoài nhuyễn thể.

11

Kentoo không quá phụ thuộc vào sự suy giảm của loài nhuyễn thể do biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, chúng thực tế còn đang chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng.

Cần nhìn vào sự thật, không chỉ biến đổi khí hậu mới là mối nguy cơ đe dọa duy nhất đối với loài nhuyễn thể, mà trong đó còn có cả bàn tay tác động của con người khi thực hiện đẩy mạnh săn bắt loài này như một thức ăn cho gia súc hoặc thực phẩm bổ sung Omega-3 phong phú.

Do đó, về mặt xâu xa có thể nói, yếu tố đảm bảo cho đời sống của những chú chim cánh cụt đáng yêu này đang bị đe dọa nghiêm trọng đều do chính các hoạt động của con người, và đáng sợ là hậu quả của những tác động sai lầm này lại khó mà có thể đảo ngược được.

12

Ngược lại, loài cánh cụt Adelie và Chinstraps lại đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong tình hình đại dương ấm lên và sự tan chảy của băng biển, bởi điều này dẫn đến sự suy giảm của loài nhuyễn thể, thức ăn chính của chúng.

13

Nhuyễn thể ở khu vực Nam Cực đã giảm tới 80% kể từ năm 1970.

14

Loài chim cánh cụt Adelie đang giảm nhanh chóng. Bởi hơn loài khác, chúng là những sinh vật vô cùng nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu.

15

Trong một bài báo đăng tải vào ngày 29/6 của tạp chí Báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng khoảng 30% loài Adélie hiện tại sẽ bị suy giảm vào năm 2060

16

Carbon dioxide (CO2) còn gọi là khí nhà kính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng trái đất ấm lên trong vài thập kỷ qua.

17

Con người có thể góp phần hạn chế thải khí CO2 bằng việc thay đổi hành vi hàng ngày như: hạn chế xả thải, không nấu nướng bếp lò, sử dung sản phẩm tái chế, tiết kiệm năng lượng…

18

Việc cùng nhau thay đổi hành vi của mỗi cá nhân sẽ tạo nên được điều kỳ diệu mà bạn không thể tưởng được.

19

Chỉ cần nhận thức và thay đổi những thói quen vô cùng nhỏ bé của mình, chúng ta có thể đem lại thêm nguồn sống cho những sinh vật đáng yêu và dễ thương này.

20

Và để tương lai, con em chúng ta vẫn có thể được xem “vũ điệu chim cánh cụt” (Happy Feets) huyền thoại!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết San San

Được quan tâm

Tin mới nhất