Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sắc màu cuộc sống

Bán đồ xào dở tệ, Minh Nhật MasterChef 'xào' tâm thư gửi cho khách hàng bị dân mạng bóc mẽ

Sau một loạt những lùm xùm trước đây liên quan đến bánh mì thì mới đây Minh Nhật lại tiếp tục khiến nhiều người "bàn ra tán vào" khi viết tâm thư trên trang cá nhân lên tiếng về vụ việc quán ăn vừa mở không lâu đã có người phàn nàn.

Cách đây vài ngày, Minh Nhật MasterChef chính thức cho ra mắt cửa hàng chuyên bán đồ xào. Được biết đây là một dự án mà quán quân đầu bếp đã dành rất nhiều tâm huyết và “Trao trọn tình yêu cho em”. Thế nhưng, thật không may cho cô đầu bếp xinh đẹp khi cửa hàng mới chỉ khai trương được ít ngày, trên mạng xã hội đã xuất hiện một bài review phàn nàn về chất lượng đồ ăn của cửa hàng.

1-1479499013471

“Hôm nay em đi ăn cùng 2 người bạn nữa phải gọi là siêu chán. 

Đầu tiên, khi vào em được sắp xếp ngồi tầng 1 thì toàn mùi khói bếp, đồ ăn. Bọn em ngồi ngay chỗ quầy thu ngân và ra đồ nên thấy ồn ào vô cùng, em có xin lên tầng 2 thì em ý bảo hết chỗ -> Ok ngồi tầng 1. Đến khi gọi đồ ăn thì nhân viên đưa ra 1 tờ giấy bé bé và bảo chọn món, em ý ghi tay -> không chuyên nghiệp. Sau khi chọn đồ ăn xong thì thanh toán tiền đồ ăn. Em ra quẹt thẻ thì em thu ngân bảo hết hoá đơn yêu cầu em thanh toán tiền mặt -> không thoải mái.”

Ba đĩa thức ăn bị khách hàng than phiền.

Ba đĩa thức ăn bị khách hàng than phiền.

“Đến đồ ăn, ngồi chờ 20 phút thì cũng được 3 cái đĩa ăn như kia. Phở, miến xào nát bét ăn không nổi luôn ý. Rau, thịt mỗi thứ một tý. Chắc được khoảng 5 miếng thịt bò, 5 miếng bạch tuộc. Canh và nước uống khuyến mại. Bạn em gọi canh nấm nhưng siêu mặn, mà giục mãi đến khi gần ăn xong mới mang ra, may mà còn món canh tôm yum vớt vát lại cho suất ăn của em.”

Ngay sau khi chia sẻ bài viết review, ngay lập tức, đã có khá nhiều bình luận khác cũng than phiền về món ăn dở tệ của cửa hàng chuyên về đồ xào này. Đáp lại những phàn nàn từ khách hàng, Minh Nhật MasterChef đã viết hẳn một tâm thư khá dài trên trang cá nhân nhưng không phải gửi lời xin lỗi đến khách hàng mà là minh oan cho sản phẩm - “đứa con” của mình.

Bức tâm thư minh oan khá dài của Minh Nhật MasterChef.

Bức tâm thư minh oan khá dài của Minh Nhật MasterChef.

Điều đáng nói, bức tâm thư này được viết khá dài, đề cập đến nhiều vấn đề nhưng vấn đề chính bị khách hàng phàn nàn thì gần như bỏ qua. Thay vì gửi lời xin lỗi đến khách hàng thì Minh Nhật MasterChef chỉ đang cố gắng minh oan và mong muốn nhận được sự cảm thông.

Có vẻ như “cây muốn lặng nhưng gió chẳng dừng” khi cách đây ít giờ đồng hồ, một tài khoản mạng xã hội khác có tên L.H đã tiếp tục đăng tải bài viết góp ý về thái độ chăm sóc khách hàng và đồ ăn của Minh Nhật. Điều gây bất ngờ nhất trong bài viết này đó là bức tâm thư của Minh Nhật MasterChef bị tố đạo nhái lại một bức tâm thư khác của Loi Tuan Ee - CEO của thương hiệu sữa đến từ Malaysia từng gửi cho khách hàng của mình khi bị phàn nàn về chất lượng.

page

Tuy rằng những chi tiết trong bức thư đã thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của mình nhưng nếu đọc ai cũng có thể dễ dàng nhận ra sự giống nhau từ văn phong đến cấu trúc bức tâm thư. Rất nhiều người sau khi đọc bức tâm thư đã tỏ ra khá tức giận khi Vua Đầu bếp mở một cửa hàng chuyên bán đồ xào bị khách hàng phàn nàn, đến bức tâm thư gửi cho khách cũng bị Vua Đầu bếp này…”xào” luôn.

Hãy cùng nhìn lại những điểm giống nhau của hai bức tâm thư khiến nhiều người phẫn nộ:

Phần mở đầu bức thư của Loi Tuan Ee:
“Gửi Timothy,Hôm qua một người bạn đã gửi bài blog của anh cho tôi. Tôi rất buồn khi thấy anh kêu gọi tẩy chay Farm Fresh Milk của chúng tôi. Tôi hiểu tâm trạng giận dữ của anh khi liên tục mua phải những hộp sữa bị chua. Tôi viết email để gửi đến anh lời xin lỗi chân thành nhất vì đã khiến anh thất vọng. Chúng tôi sẽ gửi sản phẩm đền bù tới anh sớm nhất có thể.”

Và phần mở đầu bức thư của Minh Nhật:
“Hôm nay, một người bạn gửi tôi link comment của một khách hàng đã tới và dùng bữa trưa tại Toss, tôi thấy thật sự buồn khi khách hàng của mình đã có một trải nghiệm không vui vì những lỗi sai không đáng có, nhân viên còn non nớt, sự cố hệ thống xảy ra bất ngờ khi mô hình mới đi vào khai trương được có 2 ngày. Tôi hiểu sự bực mình của các bạn, nhưng rất mong các bạn sẽ hiểu và thông cảm hơn cho chúng tôi khi đọc được những dòng dưới đây. “

Phần tiếp theo của bức thư nói về thời kỳ khởi nghiệp

Bức thư của Loi Tuan Ee:
“Farm Fresh Milk khởi đầu từ 1 trang trại nhỏ với 80 con bò sữa ở Kota Tinggi Johor cách đây 6 năm. Sau đó 1 năm, chúng tôi tăng quy mô lên 500 con bò nhập từ Úc và bắt đầu ra mắt sản phẩm sữa tươi qua hệ thống của siêu thị Giant.”

Phiên bản Minh Nhật:
“Khởi nghiệp từ hình ảnh của một chương trình truyền hình thực tế, tôi chấp nhận với việc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về hình ảnh của mình. Chấp nhận những lỗi sai mà vì tuổi trẻ tôi mắc phải. Tôi luôn tự nhủ bản thân, sai thì phải sửa, mỗi lần ngã là một lần để hoàn thiện chính mình, từ đó rút ra bài học để lại mạnh mẽ đứng dậy, bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn.”

Khi nói về sự vất vả của những người nhân viên

Bức thư của Loi Tuan Ee:
“Timothy thân mến, xin đừng quay lưng lại với chúng tôi. Nếu anh thấy đội ngũ của chúng tôi đã lao động cật lực thế nào, có thể anh sẽ suy nghĩ lại. Chúng tôi thức dậy lúc 5h sáng để vắt sữa của những cô bò, chuẩn bị thức ăn, sau đó lo cho những chú bò sơ sinh, đến 5h chiều lại lặp lại chu kỳ đó, và thường kết thúc công việc lúc 10h đêm. Những bồn sữa của chúng tôi sẽ đến nhà máy xử lý vào buổi chiều và đến giữa đêm, những xe tải lạnh sẽ hướng về trung tâm phân phối Puchong. Đến 8h sáng, sữa sẽ bắt đầu được phân phối đến các kệ hàng.”

Bức thư của Minh Nhật:
“Các bạn thân mến, đừng vội vàng chỉ trích chúng tôi, nếu các bạn biết được chúng tôi đã lao động cật lực đến như thế nào để mang lại cho bạn những sản phẩm tốt nhất, có thể bạn sẽ suy nghĩ lại. Nhân viên bếp tổng của chúng tôi thường thức dậy lúc 5h sáng để nhập nguyên liệu tươi ngon nhất cho sản xuất mỗi ngày, rồi lại hoạt động liên tục 3 ca tới tận 12h đêm để kịp cho những đợt hàng bán của ngày kế tiếp. Nhân viên ở lại cửa hàng tới tận khuya để dọn dẹp sạch vệ sinh cuối ngày, bất kể trời nóng nực hay rét buốt. Từng chiếc ghế, từng hộc bàn đều phải được lau dọn kỹ càng để đón tiếp bạn ngày mai.”

Bức thư của Loi Tuan Ee:
“Chi phí overhead (những chi phí không thể tính trực tiếp vào sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất) của loại hình kinh doanh này, tức là tiền thuê nhà, giá kinh doanh, chi phí điện, phí ngân hàng, v.v… thường rơi vào khoảng 27,50 Bảng cho mỗi giờ. Tôi trả cho đồng nghiệp một mức lương khá ổn và sau khi tính cả lương cho ngày nghỉ lễ, bảo hiểm quốc gia và thời gian phi sản xuất, tôi phải trả cho người đã phục vụ bạn 12,50 Bảng mỗi giờ. (…)
Tôi thừa nhận rằng nó đã làm cho giá của một tách trà trong một quán café giữa trung tâm thành phố đắt đỏ hơn so với tách trà bạn pha ở nhà, nhưng thật không may đó lại là hiện thực tàn khốc của cuộc sống.”

Bức thư của Minh Nhật:
“Mong các bạn hiểu, mở nhà hàng, hay mở một mô hình chuỗi bán lẻ nào cũng đều sẽ có những chi phí overhead (những chi phí không thể tính trực tiếp vào sản phẩm hay dịch vụ được sản xuất) như là tiền thuê nhà, chi phí điện nước, lương nhân viên, chi phí duy trì, bảo hành, bảo hiểm, … Tôi thừa nhận rằng nó đã làm cho giá của một chiếc bánh mì/ hay một đĩa mì xào trong trung tâm thành phố đắt đỏ hơn rất nhiều đồ bạn chế biến ở nhà, nhưng thật không may đó lại là hiện thực của cuộc sống.

Bạn có thấy hai bức tâm thư này giống nhau?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Bánh Mì

Được quan tâm

Tin mới nhất